Chăm sóc trẻ
   Một số lưu ý khi bắt đầu cho bé ăn dặm
 
Một số lưu ý khi bắt đầu cho bé ăn dặm       

   Hầu hết các em bé sẵn sàng ăn dặm trong khoảng thời gian từ 4 tới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều bạn cho bé ăn dặm sớm hơn cho rằng bé no bụng sẽ ngủ ngon suốt đêm hơn. Thực sự chưa có bằng chứng khoa học chứng minh lập luận trên của một số bạn. Có rất nhiều lý do phát triển để bạn có thể chờ đợi cho tới khi bé ít nhất đủ 4 tháng tuổi, một trong những lý do là do hệ thống tiêu hoá của bé chưa đủ trưởng thành để có thể tiêu hoá thức ăn.

4 tới 6 tháng tuổi
   Sau khi bé đủ hoặc hơn 4 tháng tuổi, bước đầu tiên trong quá trình giới thiệu thức ăn đặc cho bé là xác định các dấu hiệu bé sẵn sàng muốn ăn dặm. Hầu hết các em bé đều sẵn sàng ăn dặm khi cổ bé cứng cáp; điều đó có nghĩa là bé vẫn có thể nhờ bạn hỗ trợ để ngồi dậy. Bé cũng cần phải linh động trong việc cầm nắm đồ đạc để có thể đưa thức ăn vào miệng. Nếu con bạn nhè thức ăn sau nhiều lần bạn cố gắng cho bé ăn, bạn hãy ngừng quá trình tập cho bé ăn dặm và chờ đợi. Một số em bé sơ sinh thể hiện sự sẵn sàng làm quen với thức ăn dặm bằng cách bé quan tâm tới thức ăn của người lớn và của anh chị lớn hơn bé.

Khi em bé sẵn sàng ăn dặm, vấn đề thực sự không phải là bạn cho bé ăn gì. Mà vấn đề quan trọng là bạn chọn các thực phẩm đơn giản và không trộn lẫn. Theo truyền thống, bột ngũ cốc có bổ xung sắt là thức ăn dặm đầu tiên của các em bé, có lẽ bởi vì bột mì trộn lẫn với sữa mẹ hoặc sữa công thức tạo ra mùi vị thân quen. Khi mới bắt đầu ăn dặm, bạn có thể nấu một thìa súp bột trộn lẫn với 2 tới 3 thìa sữa mẹ hoặc sữa pha theo công thức. Bạn nên nấu thật loãng cho bé trong thời gian ban đầu mới tập ăn dặm và đặc dần khi bé đã quen.

Sau khi bé thường xuyên 2 lần bột/ngày, bạn có thể giới thiệu cho bé các loại rau nghiền nhừ và các loại hoa quả. Với thời điểm này, điều quan trọng không phải là bạn cho bé ăn loại rau quả nào đầu tiên, và bạn nên mua các loại thực phẩm dành cho bé ăn dặm chế biến sẵn hay tự làm cho bé. Điều quan trọng là bạn giới thiệu từng loại rau quả chứ không trộn lẫn (ví dụ, táo là táo, lê là lê,...) Con bạn sẽ mất khoảng vài ngày để thử một loại thức ăn mới, trong thời gian này, bạn không nên giới thiệu cho bé một loại thức ăn mới khác để bạn có thể xác định chính xác loại thức ăn nào khiến bé bị tiêu chảy hay đau bụng.

7 tới 8 tháng
   Khi em bé ăn thức ăn dặm 2 tới 3 lần/ngày và đã làm quen với bột ăn dặm, rau, hoa quả, bạn có thể thêm thịt vào khẩu phần của bé. Thịt cung cấp protein, kẽm và sắt có trong thành phần sữa mẹ và sữa pha theo công thức.

Giống như các loại thức ăn khác, trong lần đầu tiên cho bé ăn thịt, bạn cần phải quan sát phản ứng của cơ thể bé. Bạn có thể sử dụng các loại thịt đóng hộp dành cho em bé ở lứa tuổi này hoặc bạn có thể xay thịt hoặc giã nhuyễn. Trộn thịt với một ít sữa mẹ hoặc sữa pha theo công thức có thể làm bé dễ nuốt hơn.

8 tới 12 tháng
  Với các bé trong độ tuổi này, hầu hết các em bé đều có thể ăn các loại thức ăn mềm, nghiền nát hoặc thức ăn xắt miếng thật nhỏ. Hầu hết thức ăn của người lớn (không cho muối) đều phù hợp với bé. Để thuận tiện cho bạn, bạn cũng có thể chuẩn bị cho bé các thức ăn đóng hộp phù hợp với độ tuổi của bé.

Khi em bé có thể cầm được các đồ vật nhỏ bằng ngón tay trỏ và ngón tay cái, bạn có thể giới thiệu cho bé các thức ăn nhón bằng tay (finger food) như rau mềm xắt nhỏ, mì sợi nấu chín,...và hoa quả cắt nhuyễn. Các em bé thích thể loại thức ăn nhón bằng tay.

Trong giai đoạn này, bạn cần nhớ rằng bé rất dễ bị nghẹt thở, hóc các đồ vật nhỏ (kể cả thức ăn cứng như đậu phộng, kẹo cứng, cà rốt luộc không nhừ) và những đồ chơi nhỏ.

Các thức ăn cần tránh trong năm đầu đời

Một số loại thức ăn bạn không nên cho bé ăn trong năm đầu tiên. Các sản phẩm đó bao gồm: bơ đậu phộng, lòng trắng trứng, sữa tươi hoặc lúa mì, vì tất cả những thực phẩm đó có thể khiến bé dị ứng nếu như cho bé ăn quá sớm. Bạn càng phải đặc biệt chú ý nếu như bé bị dị ứng với loại thức ăn nào đó hoặc gia đình có tiền sử bị dị ứng thức ăn.

Các thức ăn như mật ong, si rô ngô cũng không nên cho bé dưới 12 tháng tuổi ăn bởi vì bé có thể bị ngộ độc thức ăn.

                                                                                                Nguồn: Dr Spock
                                                                                                Theo lamchame.com
 

 

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mẹ ơi nhìn này, con tự tập xúc ăn!!! (6/11)
 Làm thế nào để bé chịu ăn rau? (6/11)
 Khi nào nên tập cho trẻ tự nhai? (6/11)
 Khi bé không chịu ăn (6/11)
 Chuẩn bị bữa ăn cho bé (6/11)
 Chìa khóa dinh dưỡng cho trẻ (6/11)
 Bệnh sợ ăn (6/11)
 8 sự kiện dinh dưỡng của bé (6/11)
 Các thực đơn cho trẻ theo lứa tuổi (6/11)
 Các câu hỏi liên quan đến dinh dưỡng ở trẻ em (6/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i