Giáo dục mầm non
   Xã hội hóa giáo dục mầm non ở TPHCM-Có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư
 

Bài "Quá tải ở các trường mầm non tại TPHCM: hơn 12.000 trẻ học ở đâu?", phản ánh tình hình quá tải ở các trường mầm non (MN) và nguy cơ hàng ngàn trẻ sẽ không có chỗ học vào năm học mới. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết:

Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT sắp tới sẽ ưu tiên phổ cập cho trẻ 5 tuổi để chuẩn bị vào lớp 1. TPHCM cũng bắt đầu thực hiện, do đó xảy ra tình trạng này là điều không tránh khỏi. Số trẻ tăng cao, chủ yếu là tăng dân số cơ học quá lớn, trong khi đó tiến độ xây dựng các công trình trường MN công lập thì chậm nên TPHCM gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết chỗ học cho các cháu.

- PV: Giai đoạn trẻ chuẩn bị vào lớp 1 rất quan trọng, việc phổ cập cho các cháu ở lứa tuổi này phải có đội ngũ giáo viên (GV) đạt chuẩn, trường lớp đảm bảo, thế nhưng vẫn còn rất nhiều trẻ 5 tuổi phải học ở trường tư và nhóm trẻ gia đình?
Ông NGUYỄN TIẾN ĐẠT: Việc thiếu trường đã xảy ra nhiều năm nay, tuy nhiên năm nào cũng tăng cao nên chúng tôi đã chỉ đạo các trường trước hết là ưu tiên mẫu giáo 5 tuổi, và vẫn phải nhận trẻ dưới 5 tuổi theo khả năng của trường. Đúng là trẻ sắp vào lớp 1 mà không được học ở trường MN có điều kiện là một thiệt thòi lớn cho các cháu. Tuy nhiên, vì thiếu trường nên không ít học sinh MN phải học ở những cơ sở không đảm bảo chất lượng. Chúng tôi sẽ cố gắng tạo mọi điều kiện, hỗ trợ các trường tư thục, nhóm trẻ gia đình về chuyên môn của GV để phần nào tháo gỡ khó khăn này.

- Tăng sĩ số lớp học trong điều kiện thiếu GV, liệu có đảm bảo chất lượng?
Tăng số học sinh trong một lớp mà GV không đủ tất yếu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và sức lực của các thầy cô giáo, nhưng trước mắt đành phải chấp nhận để có chỗ học cho các cháu.

- Nếu không giảm sĩ số mà còn tăng sĩ số ở khu vực này sẽ rất nguy hiểm đối với sự an toàn của trẻ?
Sự an toàn của trẻ là vấn đề quan trọng nhất, do đó chúng tôi chỉ đạo ở những nhóm có quy mô khoảng 300 cháu, địa phương tạo điều kiện để các nhóm cải tạo cơ sở vật chất và đào tạo GV để nâng cấp lên thành trường. Còn những nhóm không đủ điều kiện thì bắt buộc phải giảm sĩ số để đảm bảo như quy định của Bộ GD-ĐT: Mỗi nhóm chỉ được nhận dưới 100 cháu. Thông qua Trường ĐH Sài Gòn, CĐ Mẫu Giáo Trung ương 3, Sở GD-ĐT sẽ thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng GV cho các trường tư thục, nhóm trẻ gia đình để đảm bảo chất lượng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu.

- Về lâu dài, giải quyết vấn đề thiếu chỗ học bằng cách nào, thưa ông?
Ở lứa tuổi MN nếu được chăm sóc, nuôi dạy tốt thì các cháu sẽ có điều kiện phát triển toàn diện. Chính vì vậy, chúng tôi kiến nghị: Trước mắt TP phải có chỉ đạo thúc đẩy tiến độ xây các trường công lập ở những phường, xã chưa có trường. Các dự án xây chung cư, khu chế xuất, khu công nghiệp cần phải có quy hoạch trường MN. Nhà nước không thể lo hết được, do đó phải có chính sách ưu đãi (thuế, vốn...) trong việc xây trường MN để thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cùng tham gia đầu tư xây dựng trường.

Theo SGGP

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Xã hội hóa mầm Non
Ngày gửi: 6/12/2009 8:13:47 AM

Theo như bài viết này thì trường mầm non tư thục không phải là trường hay sao? Theo như thủ tướng chính phủ không có trường công trường tư mà là sự nghiệp giáo dục. Nói thật mất lòng chứ chúng tôi tư thục, tất cả mọi thứ đều do chúng tôi lo, cả chất lượng học của trẻ theo chương trình của bộ. Trach nhiệm còn đè nặng trên đôi vai chúng tôi vì các trường công lập còn có nhà nước lo, còn tư thục ai lo chúng tôi, các cô giáo là nhà nước chưa chắc có trách nhiệm như chúng tôi vì chúng tôi cũng đào tạo của nhà nước mà ra. Đừng đưa ra câu nói giống như tư thục và công lập như kẻ thù, khi chúng tôi thành lập trường có sự quyết định của nhà nước. Hãy coi lại vì sao con Tổng thống Mỹ lại học trường tư thục. Tôi rất buồn cho lời noi phân chia giai cấp như vậy, chúng ta hãy vì thế hệ mầm non chứ đừng phân chia tư thục công lập


guest
Re: Xã hội hóa mầm non
Ngày gửi: 6/12/2009 6:28:59 PM


Tôi cũng đồng ý với ý kiến tại sao lại phân biệt công lập, dân lập hay tư thục??? Thật buồn cho những tư tưởng cũ mòn, chậm tiến. Vấn đề là chất lượng giáo dục đến đâu mới là quan trọng. Đọc những cuốn sách ta thấy, ở Mỹ, trẻ con người ta thường nói thế này: "Làm gì có trường tư thục dành cho những đứa trẻ nghèo như chúng tôi!".
Các quí vị hãy để ý xem các doanh nghiệp nhà nước dần dần nhường chỗ cho các doanh nghiệp cổ phần, tư nhân,... rồi đó thôi!? Chẳng phải vô cớ các vị lãnh đạo cấp nhà nước lại có những chính sách thay đổi cơ chế xã hội như vậy. Dù sao, những người đi tiên phong bao giờ cũng chịu thiệt thòi. Và các trường tư thục ở đầu thời kì xã hội hóa giáo dục cũng vậy. Tuy nhiên, nếu đó là chính nghĩa và tất yếu thì dần dần xã hội cũng nhận ra và phải công nhận sự đóng góp của các bạn. Các trường tư thục, tôi cổ vũ cho các bạn. Các bạn hãy làm việc thật tốt để một lúc nào đấy, dân ta lại nói: "Làm gì có trường tư thục dành cho những đứa trẻ nghèo như chúng tôi..."!!!




guest

Không nên phân biệt giữa công và tư
Ngày gửi: 6/12/2009 8:23:46 PM

Theo như lời ông Nguyễn Tiến Đạt phó giám đốc Sở nói thì như vậy là học ở trường tư không tốt sao lấy căn cứ gì mà nói như thế? Hỏi ông các trường nhà nước đã làm tốt hết chưa chúng tôi tư thục có những trường hàng 500 cháu hoặc 700 đến hàng ngàn cháu thì không tốt hết sao, những cháu đó ra trường không đạt chuẩn sao, tại sao lại phân chia giai cấp như thế. Nếu thế đóng cửa các trường tư thục lại để nhà nước làm đi, nếu kham không được thì dừng mỗi lần phỏng vấn lại nói xấu chúng tôi, cho chúng tôi như là những phần tử xấu của xã hội.


guest
Sao lại phân biệt, chia tách trường tư và nhóm trẻ gia đình với trường công
Ngày gửi: 6/17/2009 10:20:07 AM


Đọc bài này xong, tôi thấy buồn cho hệ thống giáo dục mầm non theo chủ trương xã hội hóa giáo dục, nếu không có những trường tư thục, những nhóm trẻ gia đình đã được cấp phép thì liệu nhà nước có đảm bảo đủ trường công lập cho trẻ học hay không, theo báo cáo hàng năm từ SGD thì hệ thống trường tư thục và nhóm trẻ gia đình đã giải quyết được từ khoảng 50% chổ học cho trẻ, thế thì tại sao lại có sự phân biệt giữa trường công và tư như trên. Tôi thiết nghĩ là người lãnh đạo, đứng đầu bậc học mầm non nên có sự giải thích để phụ huynh và xã hộu cùng thấy sự chung vai góp sức và những kết quả tốt đẹp mà hệ thống trường tư thục, nhóm trẻ gia đình đã đem đến cho xã hội, đừng vì một vài nơi do thiếu sự quản lý, quan tâm của địa phương để dẫn đến việc " Vơ đũa cả nắm". Tôi là người làm từ trường công sang trường tư, tôi nhận thấy khi đã làm nghề này thì ai cũng có trách nhiệm như nhau, nhưng vì điều kiện trường tư là tự thân vận động nên tùy nơi có những kết quả khác nhau, nhưng nhìn chung đều đem lại sự ích lợi cho trẻ và xã hội trong công cuộc nuôi dạy và chăm sóc trẻ. Tôi mong từ người lãnh đạo, đến phụ huynh và xã hội cần có cái nhìn đúng đắn ở từng khía cạnh đối với hệ thống trường mầm non tư thục, nếu không được đánh giá đúng, chúng tôi cũng chẳng tha thiết để phát triển trường lớp cho ngày càng khang trang và tốt hơn.



guest

Sự phân biệt công lập - tư thục
Ngày gửi: 6/30/2009 3:46:23 PM

Các trường tư thục chúng tôi chưa được nhà nước hỗ trợ khoản nào, chúng tôi bỏ tiền tỉ nhưng thu thì không đáng kể. Có trường đầu tư 5 tỷ đồng nhưng chỉ nhận được 130 cháu, thu học phí không đủ trả nợ cho cán bộ nhân viên chứ đừng nói đến tiền trả lãi ngân hàng trong một tháng với 5 tỷ đồng. Các trường công lập thì nhận 45 đến 50 cháu/1 lớp, còn tư thục thì 35 cháu trên 1 lớp đã bị lập biên bản, còn công lập thì ai lập biên bản? Chúng tôi là đúng với tiêu chuẩn nhà nước còn công lập thì sao?


guest
Nỗi buồn biết tâm sự cùng ai?
Ngày gửi: 2/13/2011 11:03:59 AM


Thật sự buồn cho ngành giáo dục mầm non, nói không to, lo cũng không tới.... vì phải lo làm sao và phải nói làm sao? khi phải kẹt giữa một đống văn bản, hướng dẫn, nghị định.... mà người thiệt thòi luôn là giáo viên mầm non.
Là người trong cuộc mới thật sự hiểu và thấm thía cái cảnh oằn mình gánh chịu của chị em giáo viên, của người quản lý ngành học này.
Theo biên chế lớp trẻ không vượt quá 35 trẻ/ lớp để đảm bảo sức khỏe cho cô, tránh tai nạn cho trẻ, đảm bảo sức khỏe cho trẻ v..v và vv. nhưng chia lớp theo biên chế thì không có phòng để học, không đủ giáo viên để đứng lớp.... mà nếu giáo viên chịu dạy kê thay thì không cho hưởng tiền thêm giờ buổi vì vượt quá 200 tiết / năm.... còn nếu trường xã hội hóa vận động phụ huynh đóng góp để chăm lo đời sống cho chị em thì lại vướng vào chuyện không được làm....Buồn quá......



Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Quá tải các trường mầm non ở TPHCM - Hơn 12.000 trẻ học ở đâu? (8/6)
 Cuộc sống đảo lộn vì con… nghỉ hè (5/6)
 Không miễn phí mầm non: Ngụy tạo và thiếu chữ "tâm" (3/6)
 Điểm sáng của mầm non quân đội (3/6)
 Trường Mầm Non Hoa Hồng Quận Tân Phú, đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 (2/6)
 Biết ơn cô, phải tặng quà? (30/5)
 Những cách giáo dục phản cảm trong nhà trường (28/5)
 Mầm non chuẩn dễ 'tụt' chuẩn (25/5)
 Trường mầm non được tổ chức dạy hè (22/5)
 Tại sao học xong lớp Lá phải học lớp 1? (20/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i