Giáo dục mầm non
   Tiền lương dạy thêm 1 giờ bằng 150% tiền lương
 
Lễ khai giảng tại Trường tiểu học Đông Ngạc A, Hà Nội. Ảnh: Bích Ngọc
Thông tư liên tịch giữa Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập vừa được ban hành.

Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị, bộ môn thiếu giáo viên theo định mức biên chế. Trường hợp không thiếu thì chỉ được thanh toán tiền dạy thêm giờ khi có giáo viên nghỉ ốm, thai sản theo quy định phải bố trí dạy thay.

Thông tư liên tịch giữa Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập vừa được ban hành. Theo đó, số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ theo quy định không quá 200 giờ tiêu chuẩn/năm. Tiền lương dạy thêm 1 giờ bằng 150% tiền lương 1 giờ dạy.

Các cơ sở giáo dục mầm non sẽ trả tiền lương dạy thêm giờ theo tháng. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở GDTX, cơ sở giáo dục ĐH, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị để thực hiện tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ cho phù hợp.

Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên bao gồm mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Đối tượng được áp dụng việc tính trả lương này là các giáo viên (kể cả thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập hoặc làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm và cán bộ quản lý trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Theo Bảo Anh/VNN
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Tiền lương dạy thêm giờ !
Ngày gửi: 9/17/2008 4:07:55 PM

Có thông tư là tôi có niềm vui rồi, bởi những người làm công tác quản lý như tôi thật khổ vì phải phân chia giờ sau cho hợp lý. Tôi thuộc ngành mầm non một ngành đặc thù mà giáo viên luôn phải có mặt bên trẻ. Trước đây giáo viên, BGH đều phải di làm trên 10 tiếng thì mới có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, nghĩa là thực hiện 42 giờ/tháng và là 378 giờ/năm ( 6g30 có mặt, 17 g ra về ). Vậy thì theo qui định thông tư này thì sắp xếp giờ như thế nào đây ?!. Trường mầm non hiên nay đa phần là bán trú luôn có 2 giáo viên / lớp, vậy Bộ giáo dục nên qui định hẳn thời gian làm việc của giáo viên 1 và giáo viên 2 như thế thì mới rạch ròi. Bên cạnh đó BGH cũng vậy, lúc nào có trẻ ở trường thì BGH cũng phải có mặt. tuy không trực tiếp nhưng chúng tôi cũng luôn phải có mặt ở trường như giáo viên để kịp thời xử lý những tình huống bất trắc có thể xãy ra, đồng thời theo dõi việc chăm sóc bữa ăn giấc ngũ cho trẻ, Khối CNV hay cấp dưỡng cũng vậy, nên có sự công bằng trong giải quyết thực hiện tiền lương thêm giờ. Tôi thiết nghĩ để đảm bào giờ đi làm của chúng tôi ( có thể là 7 g 15) thì phải điều chỉnh giờ làm việc của các ngành khác sao cho chúng tôi chỉ đi làm trước họ 15 phút để họ mang con đến thì có mặt chúng tôi giữ trẻ.
Tôi xin đề xuất:
- Đối với giáo viên : có mức chung lương thêm giờ trong một tháng ( không tính chênh lệch theo hệ số lương vì cùng khối lượng làm việc như nhau )
- Đối với BGH : = 8/10 so với giáo viên ( vì không trực tiếp )
- Đối với nhân viên : = 6/10 so giáo viên
Điều thứ hai đối với Bộ tài chính cần chỉnh sửa chế độ giấy bút cho giáo viên ( hiện nay là 3.500 đồng / tháng )việc này thật bất hợp lý so với giá cả thị trường hiện nay. Thế thì BGH phải tìm cách hổ trợ ư ? Cái gì cũng rạch ròi và có chỉ đạo sẽ hay hơn nhiều.
Còn về khen thưởng học sinh, theo chế độ thì ngân sách cho 1.000 đồng/ trẻ. Tôi ví dụ trường tôi có 200 trẻ thì cuối năm chỉ giải quyết 200.000 đồng, số tiền đó chẳng làm được gì cả. Hiện nay mọi cái đều phải nhờ đến PHHS việc đóng góp quỹ hội cũng không dễ dàng gì, phần lớn phụ huynh còn nghèo quá.



guest
Về chế độ đối với giáo viên làm công tác kiêm nhiệm?
Ngày gửi: 9/19/2008 9:20:38 AM


Theo thông tư số 71/2008/TTLT-BGDĐT-BNV ban hành và bãi bỏ thông tư số 08/TTGD ngày 28/02/1986 của Bộ Giáo dục, theo đó chế độ trả tăng giờ cho giáo viên làm công tác kiêm nhiệm như CHủ tịch công đoàn, Thư ký Hội đồng, hay hưởng chế độ con nhỏ dưới 12 tháng tuổi cũng bị bãi bỏ, đến nay chưa có hướng dẫn mới. Vậy những giáo viên làm công tác kiêm nhiệm như trên sẽ không được hưởng chế độ gì hay sao? Chúng tôi đang rất vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư Số 71/2008/TTLT-BGDĐT-BNV.



guest

Chế độ cho giáo viên
Ngày gửi: 10/11/2008 11:07:14 PM

Cho tôi hỏi hai câu:
1) Có thông tư mới nhất nào nói về chế độ cho giáo viên dạy thể dục ngoài trời không?

2) Chế độ đối với giáo viên dạy THPT có con nhỏ là gì? nội dungcụ thể?



Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nhức nhối lương giáo viên (15/9)
 Trường mầm non Sen Việt ở Czech khai giảng (13/9)
 Chủ tịch Tổng LĐLĐVN vui trung thu với các cháu thiếu nhi Trường Mầm non 5 (12/9)
 Nhiều trường học còn khó khăn (11/9)
 TP Hồ Chí Minh: Trường mầm non quá tải! (10/9)
 Hà Nội: Tăng tiền ăn ở các trường mầm non (8/9)
 Ươm mầm non nơi đất núi (4/9)
 "Bèo" như... lương giáo viên mầm non! (3/9)
 Giảm áp lực cho giáo viên mầm non trong năm học mới. (28/8)
 Hội nghị Tổng kết năm học tại Sở Giáo Dục Thành Phố Hồ Chí Minh (27/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i