Giáo dục mầm non
   Đừng “mua” cô giáo mầm non
 
Các cháu cần được dạy dỗ bằng tình yêu thương của người giáo viên. Ảnh: C.H
Thực tế hiện nay, nhiều phụ huynh có con đi mẫu giáo vẫn có suy nghĩ cần “bồi dưỡng riêng” cho các cô đứng lớp nếu muốn các cô quan tâm đến con mình nhiều hơn. Nhưng các cô nghĩ gì về những món quà này? Liệu quà cáp, biếu xén có thể giải quyết vấn đề?

Ai cũng muốn con mình được “yêu”
- Con thưa cô, bạn Đỗ Bảo đánh con.
- Đỗ Bảo, sao con lại đánh bạn?
- Tại bạn cứ bắt con phải xin lỗi. Con đâu có làm gì bạn...

11 năm trong nghề giáo viên mầm non, cô Hồng đã quá quen với việc giải quyết những vụ “kiện tụng” như thế. Lớp mẫu giáo lớn A2 - Trường mầm non Tuổi Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) mà cô Hồng đang dạy có 67 cháu. Hàng ngày, cô cùng với 2 giáo viên nữa phải đảm đương toàn bộ việc chăm sóc, dạy dỗ các cháu.

Các bậc phụ huynh cũng biết điều này. Họ lo lắng. Một phụ huynh tâm sự: “Đến trường thì chỉ biết nhờ cô, mà từng ấy cháu thì làm sao mà lo xuể. Đi mẫu giáo về thấy con cứ gầy. Nhưng bé lười ăn, không chịu ăn thì các cô cũng đành chịu. Lớp đông như thế làm sao cô có thể bón cơm cho từng cháu được”?.

Ai cũng muốn con mình được các cô quan tâm chăm sóc nhiều hơn. “Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, nhiều người đã tìm cách thể hiện cái “yêu” này bằng những khoản tiền bồi dưỡng riêng cho các cô. Nhiều người cho biết, hàng tháng vẫn biếu riêng cô “năm chục, một trăm”. Từ đó, không ít bậc phụ huynh có suy nghĩ: Nếu muốn con mình được các cô quan tâm hơn thì nhất thiết phải biết “bồi dưỡng” cho giáo viên đứng lớp, nếu không “bồi dưỡng riêng” cho cô, con mình sẽ không được các cô quan tâm, thậm chí bị phân biệt đối xử.

Theo chị Võ Thị Thuỷ ở Khâm Thiên, Hà Nội, có con đang học tại một lớp mẫu giáo lớn, việc cô giáo yêu cháu này hơn, quý cháu kia hơn, hoàn toàn là tình cảm tự nhiên của con người, không thể nhờ các món quà cáp của bố mẹ. Một phụ huynh xin được giấu tên cho biết, chị có hai cháu cùng gửi tại một trường mẫu giáo. Đứa lớn, 5 tuổi, trước đây đã từng bồi dưỡng cho cô hàng tháng vì cháu bị chậm nói. Mặc dầu vậy, nhưng sau đó cháu vẫn chẳng tiến bộ gì nhiều. Đến đứa thứ hai, vẫn học lớp cô giáo đó, chị không bồi dưỡng gì cả mà cháu vẫn rất được cô yêu quý.

Cô Tố Quyên, chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn A2, Trường mầm non Tuổi Hoa nói: “Một lớp có hàng chục cháu, mỗi cháu một tính, mỗi cháu một nết. Có thể có chuyện cô quý cháu này hơn, quan tâm đến cháu kia hơn, nhưng đó không thể xuất phát từ những bồi dưỡng riêng của bố mẹ các cháu. Có thể ở chỗ này, chỗ kia xảy ra những tiêu cực, nhưng đó chỉ là trường hợp cá biệt. Chúng tôi cũng muốn có một thu nhập tương xứng với trách nhiệm và lao động của mình, tất nhiên đó không phải là các khoản bồi dưỡng riêng”.

Các cô cũng cần được “yêu”
Chị Hồng, một giáo viên mầm non đã vào biên chế từ năm 1997, nhưng đến nay thu nhập hàng tháng chỉ vỏn vẹn 2 triệu đồng. Tuy nhiên, theo nhiều giáo viên thì chị vẫn may mắn vì đã được vào biên chế. Nhiều người ở ngoại tỉnh, có dạy đến 5 - 7 năm vẫn chỉ là hợp đồng, lương 800.000 – 900.000 đồng/tháng. Với mức lương như vậy, cộng với trách nhiệm công việc lớn, nhiều người đã bỏ nghề, tìm đến công việc khác.

Cùng làm trong nghề, chị Thuỷ (giáo viên một trường tiểu học ở Hà Nội) rất thấu hiểu và thông cảm cho các cô giáo mầm non. Chị cho rằng: “Gốc của vấn đề là chế độ và trách nhiệm chưa tương xứng. Các cô giáo mầm non có trách nhiệm rất cao, nhưng lương lại thấp. Mầm non là giai đoạn quan trọng cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Trẻ học nói, học hát, học ứng xử. Một người mẹ chăm một đứa con đã mệt nhoài ra rồi. Trong khi đó chỉ 2 - 3 cô chăm sóc đến 30 - 40 cháu, có trường đến 60 - 70 cháu mà chế độ lương bổng lại thấp, có cô chỉ được 1 - 2 triệu đồng/tháng. Các cô không ai muốn làm việc bất minh. Vấn đề gốc rễ, Nhà nước cần cải thiện chế độ lương bổng cho các cô”.

Trên diễn đàn Mamnon, một giáo viên tâm sự: “Giáo viên mầm non trong thời buổi hiện nay quả thực là đang bị thiếu tôn trọng. Tôi tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm mẫu giáo Trung ương I, là một ngôi trường có tiếng, mang trong mình bao nhiêu niềm say mê, nhiệt huyết. Vậy mà sự thật khi ra nghề thì không thể tưởng tượng nổi. Tôi nhận 500.000 đồng tiền lương mỗi tháng đã 5 năm nay rồi. Vậy chúng tôi sẽ sống ra sao? Phải chăng lựa chọn theo nghề này là sai lầm của chúng tôi?”.

Bà Nguyễn Thị Hà - Phó hiệu trưởng Trường mầm non bán công Việt Bun (phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội): Đây là vấn đề khó xử lý
Trường tôi chưa có trường hợp nào liên quan đến vấn đề này nên khó có thể nói trước thế nào. Tuy nhiên, đây là vấn đề nhạy cảm và rất tế nhị nên rất khó can thiệp. Chẳng hạn, trường hợp gia đình biếu cô giáo ít quà nhân ngày lễ nọ kia vì tấm lòng và yêu quý các cô dưới góc độ cá nhân, trường cũng khó có thể xử lý. Còn trường hợp cô có biểu hiện vòi tiền gia đình học sinh, nếu phát hiện ra, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà nhà trường có cách xử lý.

Bà Ngô Thị Hợp - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non - Bộ GD&ĐT: Nếu bồi dưỡng vì yêu quý thực sự thì không can thiệp được
Việc phụ huynh biếu tiền giáo viên mầm non, theo tôi, nếu hành động đó do họ thực sự yêu quý giáo viên, có tấm lòng chân thành, thông cảm với đời sống giáo viên và đưa tiền dưới góc độ tình cảm thì không thể can thiệp, do đây đã là phạm trù cá nhân. Trừ phi cô giáo có hành động vòi vĩnh, đòi hỏi gia đình và phân biệt đối xử với các cháu theo giàu - nghèo, chúng tôi kiên quyết xử lý. Theo quy định về giáo viên mầm non, trường hợp vi phạm nặng sẽ bị cảnh cáo. Nếu giáo viên vi phạm nghiêm trọng, tuỳ từng trường hợp để đưa ra xử lý trước pháp luật. Việc các hiệu trưởng phản ứng trước tình trạng giáo viên nhận tiền bồi dưỡng cũng có lý, bởi trường đã thu các khoản theo đúng quy định chi tiêu của Nhà nước, nên giáo viên nhận riêng tiền sẽ gây mất uy tín nhà trường.

Bà Trần Thị Minh Hải - Hiệu trưởng Trường mầm non tư thục Minh Hải (quận Đống Đa, Hà Nội): Cô giáo nhận tiền “ngoài” sẽ bị thôi việc
Tôi không tán thành việc phụ huynh bồi dưỡng cho giáo viên ngoài các khoản đóng góp của nhà trường. Điều này vô hình trung tạo cho giáo viên sự trông chờ, đòi hỏi vật chất và không công bằng trong đối xử với trẻ. Nếu lần đầu phụ huynh đưa 50.000 đồng, lần sau giáo viên sẽ có tâm lý chờ đợi được bồi dưỡng nhiều hơn. Vả lại không hẳn gia đình nào cũng có điều kiện để bồi dưỡng thêm cho giáo viên. Phụ huynh nào đưa ít tiền, cô giáo sẽ có so sánh với những phụ huynh đưa nhiều để đối xử với con trẻ của hai gia đình đó.

Nếu nói vì lương giáo viên mầm non thấp, chúng ta cũng nên nhìn lại. Cử nhân mới ra trường cũng chỉ lương bậc 1 với hơn 1 triệu đồng, nếu đó là cơ quan hành chính sự nghiệp, không có khoản thu nhập thêm. Vậy tại sao lại cho rằng vì thu nhập thấp nên phải nhận thêm tiền? Như thế là phi đạo đức trong nhà trường.

Chúng tôi vẫn thường khuyên các chị em ở đây, nhận thêm tiền của phụ huynh, giáo viên được rất ít nhưng lại mất rất nhiều: Mất uy tín, lương tâm nhà giáo. Trường nào để giáo viên lén lút nhận thêm tiền, một phần trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng, bởi người quản lý đã không kiên quyết ngay từ đầu. Vì vậy, ở trường tôi, nếu có phụ huynh nào phản ảnh về tình trạng này, chúng tôi kiên quyết cho thôi việc.

Tranh luận về tiền bồi dưỡng riêng cho giáo viên mầm non

Trên diễn đàn Webtretho – nơi các bà mẹ trao đổi kiến thức, kinh nghiệm dạy dỗ, chăm sóc trẻ nhỏ, chủ đề: “Phí bồi dưỡng cho giáo viên” thu hút hàng trăm ý kiến tham gia.

Một bà mẹ có nickname Live to love kể: “Cứ tháng nào mà chậm một tý là thái độ của cô với con em khác liền. Ví dụ thế này nhé: tháng 1, tháng 2 em bận việc và quên hẳn việc bồi dưỡng. Hai tháng đó em thật sự mệt mỏi vì sáng nào trước khi ra khỏi giường, câu đầu tiên cu Bomb nhà em nói là: “Con không đi học đâu, cho con đến nhà bà ngoại ...”. Tất nhiên là em lại phải “đấu tranh” một lúc để cu cậu đi học dù mắt vẫn rơm rớm nước. Cho đến tháng 3, em lại tiếp tục bồi dưỡng cho cô thì con em trước khi đi học bao giờ cũng rất phấn khởi, huyên thuyên đủ thứ như: “Con sẽ ăn 5 bát cơm, ăn hết phần của các bạn...””.

Còn thành viên hnm phát biểu: “Mình mới xin cho Huệ Anh đi học, được cô giáo “đỡ đầu” chỉ bảo thế này: Ngày đầu đưa con đến trường, đưa phong bì cho cô chủ nhiệm của lớp. Lớp có 3 cô thì đưa 3 phong bì. Ở trường khác không biết, nhưng trường con mình học, tiền đưa ít nhất là 50.000 đồng, nhiều nhất là 100.000 đồng cho 1 phong bì. 1 - 2 tháng đưa một lần”.

Nhưng không phải ai cũng đồng tình với ý kiến trên. Nhiều người tỏ ra thực sự thấu hiểu và cảm thông với những khó khăn, vất vả của các cô giáo mầm non. Thành viên có nickname Xongxenh nói: “Mình thấy phần lớn lương của các cô giáo mầm non rất thấp, nên thỉnh thoảng biếu các cô một chút gọi là lời cảm ơn đến các cô thì cũng hợp lý thôi. Chỉ cần nghĩ mỗi buổi tối về chăm riêng con của mình đã mệt phờ thì các cô khi đứng lớp chăm các cháu cả ngày vất vả như thế nào? Mình từng chứng kiến cảnh sau khi cho các cháu ăn sáng, cô giáo của con mình lấy một loạt thuốc của bố mẹ các cháu gửi, đọc hướng dẫn rồi gọi từng cháu một đứng để cô nhỏ mũi, nhỏ mắt, uống vitamin, ăn đồ ăn của gia đình gửi thêm... Có cháu thì chịu hợp tác, nhưng có cháu thì khóc và giãy giụa, thế là lại một cô nữa phải chạy tới giữ giúp. Mình thực sự khâm phục các cô nên tuy đôi lúc cũng chưa hài lòng lắm về vài vấn đề nhưng mình nghĩ cũng nên thông cảm cho các cô”.

Còn đa số các ý kiến thì cho rằng, vào những ngày lễ tết như: 8/3, 20/11... nên tặng cô những món quà có ý nghĩa. Đó là thể hiện sự quan tâm của mình tới các cô. Nên có sự thấu hiểu và trân trọng thực sự với những khó khăn trong công việc của các cô. Không nên quà cáp để các cô chiều con mình hơn.

Theo Giadinh.net
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Tiền bồi dưỡng của phụ huynh .
Ngày gửi: 10/1/2008 6:00:00 PM

Tôi cũng là GVMN. Tôi cũng nhận tiền bồi dưỡng của Phu huynh. Lớp của tôi có 55 bé nhưng đâu phải cả 55 bé đều bồi dưỡng cả cho 2 cô, chỉ khoảng 10 phụ huynh có tiền để bồi dưỡng cho 2 cô thôi. Nhưng tiền đó cả 2 chúng tôi để dành để trang trí lớp theo chủ điểm, lên tiết để trẻ được sinh động và hứng thú, chúng tôi cần đầu tư vật thật như lên tiết về hoa, về pha nước chanh, về trái tắc phải mua cả mứt tắc và tắc thật để cho trẻ tập gói mứt và pha nước tắc, mua củ cải đỏ và con Thỏ để lên tiết Thỏ, những khoản khác để lên tiết nữa .... Lương của chúng tôi là 1.300.000đồng , nếu tính cả bán trú vào thì là 2.000.000 đồng , thử hỏi có đủ sống không theo vật giá bây giờ? Những khoản tiền chúng tôi chi vào việc trang trí đầu năm học, trang trí lớp theo tháng, đầu tư lên tiết dạy theo hướng mới hiện giờ là có khi tốn tiền, có khi không tốn tiền, mà những khoản tiền đó, đâu có ai chi trả cho chúng tôi, mà chúng tôi tự lo cả, nếu không có những vị phụ huynh bồi dưỡng như vậy thì thử hỏi GVMN sẽ trụ nghề được bao lâu. Một lần lên tiết về quả bưởi, cá nhân tôi cũng tốn khoảng 200.000 đồng để mua bưởi, nào là bưởi để nguyên cho trẻ được sỡ mó, để nhận biết to nhỏ, để nếm, để thực hành lột vỏ. Một nhóm dạy khoảng 27 trẻ thì đồ dùng để trẻ thực hành càng nhiều. Tôi chỉ kể sơ sơ mấy khoản mà GVMN tốn tiền thôi chứ còn nhiều khoản nũa. Thú thật, cái nghề GVMN thật chán ngán khi đầy đủ cực hình và bị nói về những khoản tiền bồi dưỡng nữa. Nếu muốn biết rõ như thế nào thì xin mời quý vị cứ việc đi vào nghề rồi sẽ thấy chúng tôi khổ cực và yêu nghề như thế nào, chứ đứng ở ngoài mà nhìn thì thấy toàn là màu hồng .
Chúng tôi không phân biệt đối xử trẻ mặc dù những đồng tiền bồi dưỡng đó đã giúp được cho chúng tôi tiếp tục theo nghề GVMN .



guest
Thảo luận
Ngày gửi: 10/1/2008 9:21:49 PM


Tôi hiện đang là 1 giáo viên Mn, công tác tại TPHCM. Hiện tại tôi đang là giáo viên phụ trách lớp Mầm. Trong quá trình công tác cũng có phụ huynh biếu tiền cô hàng tháng, nhưng thực sự họ biếu cô bằng cả tấm lòng. Bởi thực sự có nhiều phụ huynh khi con đã lên lớp trên nhưng những ngày lễ vẫn quan tâm tặng cô những món quà có ý nghĩa khiến tôi vô cùng cảm động. Cũng có trường hợp tôi không nhận quà biếu vì phụ huynh đó có những biểu hiện hàng ngày kém tôn trọng cô giáo. Tôi phải cho họ hiểu chúng tôi chúng tôi sống và làm việc không phải vì những đồng tiền hay những món quà đó. Chúng tôi đã được nhà nước trả lương, tuy đồng lương có thấp nhưng không vì thế mà đánh mất đi nhân phẩm của nhà sư phạm, cũng như lương tâm của cô giáo - người mẹ thứ 2 của trẻ. Phụ huynh không nên dựa vào thái độ của trẻ mà đánh giá cô giáo, cũng có thể tháng đó trẻ ngoan nhưng tháng này trẻ bướng và bị cô la nên buồn...tôi vô cùng bất bình trước những suy nghĩ thiếu thông cảm cũng như tôn trọng nghề nghiệp của giáo viên MN. Có thể phụ huynh chưa hiểu cô giáo, hoặc cũng có trường hợp" con sâu làm giầu nồi canh" nhưng tôi mong phụ huynh hãy suy nghĩ kỹ trước khi nói kẻo làm tổn thương biết bao trái tim cô giáo thực sự tận tâm với nghề.



guest

Giáo viên mầm non : Tại sao chỉ đòi hỏi trách nhiệm, lương tâm mà không hề nghĩ đến công sức và quyền lợi của họ?
Ngày gửi: 10/2/2008 2:14:29 PM

Giáo viên mầm non không phải là người trông trẻ mà là trồng người. Chính các cô đã xây dựng hình thành nhân cách trẻ ngay từ thuở ấu thơ, chính các cô đã góp phần tạo nên bộ mặt văn hóa xã hội sau này. Các vị lãnh đạo không nhận ra được điều này nên còn đánh giá rất thấp thành quả lao động của các cô, hãy để cho các bậc phụ huynh dù với lý do nào đi nữa được đóng góp một phần nhỏ nhoi để các cô bớt tủi mà cố gắng phấn đấu yêu nghề hơn. Đại diện cho các bậc cha mẹ học sinh tôi thấy rằng các phụ huynh tùy theo khả năng mà bồi dưỡng cho các cô, có cũng được, không có cũng được vì các cô không hề yêu trẻ do những khoản tiền bồi dưỡng, đó là điều chính xác. Những đứa trẻ được các cô yêu hầu hết là những đứa trẻ được hưởng sự giáo dục kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Nếu trong trường cô dạy con một đằng mà về nhà nếp sống gia đình hướng con theo nẽo khác thì khó lòng mà cô yêu được vì cứ phải uốn con lại mãi. Các vị phụ huynh kính mến, mỗi chiều đến đón con, thay vì các vị chỉ biết chăm bẵm, trách móc cô khi con mình bị muỗi cắn, con mình bị trầy sướt do chạy nhảy phá phách, các vị hãy dành chút thời gian để thăm hỏi các cô có cực không? Cô đến trường từ mấy giờ sáng và lương tháng cô bao nhiêu có đủ sống không? Những sự đồng cảm đó và những khoản phụ cấp của các vị phụ huynh đều có ý nghĩa ngang nhau. Hãy hiểu cho đúng nghĩa những gì mình muốn đóng góp cho các cô, còn muốn cô yêu con mình thì trước hết phải xem lại mình giáo dục con có tốt chưa? Và kính thưa các vị lãnh đạo nếu các vị còn chưa điều chỉnh được mức lương giáo viên mầm non cho phù hợp với công sức và trọng trách mà các cô phải gánh vác thì tôi thấy thật đáng xấu hổ khi các vị có ý kiến hay can thiệp vào các khoản bồi dưỡng tự nguyện của các vị phụ huynh học sinh này. Xin trân trọng kính chào.


guest
Đừng lao vào tranh luận những điều không đem lại kết quả gì mà hãy suy nghĩ đúng đắn hơn.
Ngày gửi: 10/2/2008 6:15:08 PM


Chào quý vị,
Tôi có vợ cũng là giáo viên mầm non. Là một nguời chồng rất quan tâm đến công việc của vợ, tôi rất hiểu và thông cảm về vấn đề này. Đã không ít lần chính tôi cũng là nạn nhân của những cơn xả stress từ vợ. Quả thực hàng ngày các cô giáo phải chịu một sức ép rất lớn từ công việc: nào là giáo án chuẩn bị hàng ngày, đồ dùng dạy học, sổ sách theo dõi, báo cáo, dự giờ - lên tiết, tiếng trẻ la hét, tiếng trẻ khóc ... Cứ thử đặt mình vào địa vị như các cô với 8 tiếng quần quật miệng hét tay làm, chân chạy quý vị mới thấy các cô giáo phải có tinh thần thép như thế nào mới bám trụ được với nghề. Nhưng sức ép lớn nhất chính là các cô đang nắm trong tay hàng chục sinh mạng bé nhỏ. Chỉ một sơ xuất dù là rất nhỏ thôi thì cũng đủ đưa các cô đối diện với tòa án xã hội, tòa án lương tâm suốt cả đời. Không gì nguy hiểm cho bằng một công việc liên quan đến sinh mạng nhiều người khác, điều mà cô giáo nào cũng phải nằm lòng từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hơn nữa các cô còn phải mang một trọng trách, một sứ mạng không nhỏ là uốn nắn, chăm sóc những mầm non của đất nước sao cho những mầm non ấy sẽ mọc thật thẳng, vươn thật cao. Đó mới chỉ là áp lực từ phía nhà trường. Vậy khi rời trường, các cô giáo về nhà thì sao ?
Rời trường về nhà, các cô lại quay lại thiên chức của một người con, người vợ, một người mẹ với bao gánh nặng từ gia đình : nào là chăm sóc con cái, làm việc nhà, làm những công việc ở trường mà ban ngày vẫn chưa giải quyết hết. Chưa kể là các cô phải chịu trách nhiệm tính toán cho các chi tiêu đời sống của gia đình, phải chăm sóc phụng dưỡng cho cha mẹ già ... Tôi cũng không đi sâu vào vấn đề này vì mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng tôi chắc chắn một điều là đại đa số các cô giáo mầm non đều có cuộc sống khó khăn. Như vậy làm thế nào để giảm bớt gánh nặng cho các cô giáo để các cô yên tâm, phấn chấn và cống hiến hết mình mỗi khi đến lớp là trách nhiệm của toàn xã hội và đặc biệt là của các ban ngành giáo dục vì "TƯƠNG LAI CON EM - VÌ TƯƠNG LAI THẾ HỆ TRẺ - VÌ TƯƠNG LAI CỦA ĐẤT NƯỚC". Cái chữ "tương lai" nghe chừng như đơn giản nhưng thực tế tôi thấy ít ai hiểu nó hay giả vờ không hiểu. Tôi đang trách các vị đấy, những cán bộ đầu ngành. Tôi đang lên án đấy những người có trách nhiệm bao nhiêu năm nay thả trôi thả nổi giáo dục nước nhà. Các vị nghĩ làm sao khi mà trên mỗi con người bé nhỏ (các cô giáo) quý vị đặt vào đấy hàng tấn trách nhiệm, hàng tạ trọng trách mà không hề có một sự bảo đảm cho họ mà ngược lại còn đòi hỏi ở họ một sự hy sinh vì sự nghiệp giáo dục. Trong khi hằng ngày các vị vẫn nặn óc để suy nghĩ cho những đòi hỏi cá nhân, suy nghĩ đến cái được cái mất và cố gắng vơ vét những gì quý vị cho là đáng được hưởng vì những điều mình đang đóng góp. THẬT QUÁ NỰC CƯỜI !!!
Người Việt Nam chỉ giỏi đưa ra vấn đề để rồi mỉa mai, bàn luận thôi chứ chẳng bao giờ biết giải quyết một vấn đề cả. Cũng như bài báo trên đây cũng chỉ là một gợi ý rất nhỏ trong hàng loạt các vấn đề lớn mà dựa vào nó quý vị phải xem xét lại toàn bộ hệ thống quản lý giáo dục của mình. Tôi khuyên các cô giáo cũng đừng thấy những nhận xét nho nhỏ mà lấy làm bức xúc, hãy cố gắng làm việc hết sức mình vì lòng yêu nghề và tình thương trẻ. Các vị phụ huynh đừng mất thời gian tranh luận cho những việc cỏn con, hãy có thái độ và suy nghĩ đúng đắn với những đồng tiền mình bỏ ra và hãy tập vào những ý tưởng lớn hơn, những vấn đề mang tính chất vĩ mô hơn để đóng góp cho xã hội, cho giáo dục vì nó chính là những gì thiết thực mà chúng ta mang lại cho chính con cái chúng ta bằng lòng yêu thương bao la.

Thân mến
Hai lúa SG




guest

Sự cực khổ của Giáo viên Mầm Non
Ngày gửi: 10/2/2008 6:37:05 PM

Đây là vấn đề khá bức xúc của các giáo viên hiện nay. Các bạn ơi! Có ai rong ngành rồi mới thấy cảnh khổ cực đó. Tôi một giáo viên đã công tác khá lâu trong ngành, giờ ngày càng thấm hiết sự khó nhọc này. Tôi nghĩ ban đầu ai ai theo con đường làm giáo viên mầm non thì học cũng xuất phát từ tấm lòng yêu trẻ, thích được chăm sóc trẻ. Nhưng ngày nay, không những công việc chúng Tôi là chăm sóc trẻ, yêu thương trẻ mà còn là phải vì THÀNH TÍCH CỦA NHÀ TRƯỜNG. Hiện nay Bộ Giáo Dục - Đảng và Nhà nước đều kêu gọi chống BỆNH THÀNH TÍCH nhưng hiện nay ở các trường mầm non trong thành phố họ vẫn vì cái bệnh đó. Cái bệnh CHẠY THEO THÀNH TÍCH, CÁI BỆNH VÌ DANH HIỆU CỦA HIỆU TRƯỜNG mà họ dồn nén hay nói cách khác HỌ BÓC LỘT SỨC LAO ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN. Tôi 1 giáo viên vừa chuyển công tác từ nơi này sang nơi khác, nên mới thấm thiết được đều này. Vì trường tôi về LỚN - VÀ ĐẸP VÀ VÌ DANH HIỆU XUẤT SẮC CỦA QUẬN, nên khi được nghe về trường này thì giáo viên sướng, Nhưng chỉ có ai ở trong chăn, mới biết chăn có rận. Cường độ lao động của chúng tôi cao gấp mấy lần so với 1 trường nhỏ, nhưng lương vẫn ít hơn, và thời gian làm việc ở trường rất nhiều, HIỆU TRƯỞNG cũng không ngừng ngại "VẬN ĐỘNG-YÊU CẦU" vào làm ngày thứ bảy vì trách nhiệm các chị phải làm.


guest
Gửi chị hiệu trưởng trường tư thục.
Ngày gửi: 10/2/2008 6:46:57 PM


Tôi là giáo viên Mầm Non tại Nha Trang tôi không đồng tình như chị nói vì 2 lí do sau:
Thứ nhất chị là một trường tư nhân chị làm tất cả những gì mà theo ý chị để hưởng được quyền lợi cho chị, nhưng các cô giáo không xin được ở đâu nên mới bước vào tư thục nên chị lấy cớ đó mà so sánh với cử nhân ạ.
Tại sao chị không nghĩ chúng tôi làm việc từ 6g30 đến 5g30 chiều mới ra khỏi trường mà tiền lương cùa tôi là 1tr 3 trăm ngàn nếu kể cả tiền dịch vụ thì tôi được 1tr5trăm ngàn mà tôi đã làm được 15 năm rồi. Vì lí do nay có những phụ huynh thông cảm với điều kiện của chúng tôi mà có thể cho phong bì 50 ngàn hay 1 trăm ngàn để chúng tôi uống nước hay lấy tiền đó mua đồ dùng phục vụ cho các cháu.
Vấn đề thứ hai: Chị nói hiệu trưởng mà biết chuyện đó không xử lí là kém hay sao?
Kính thưa các bậc cha mẹ học sinh và các cấp lãnh đạo của nghành Giáo Dục chúng tôi là những giáo viên của hệ Mầm Non khi có phong bì của bất cứ cha mẹ học sinh nào thì chúng tôi cũng chăm sóc các cháu hết lòng và không phân biệt với bất cứ một cháu nào cả. Mong các bậc cha mẹ và cấp lãnh đạo hãy tin chúng tôi




guest

KHÔNG Ở TRONG CHĂN THÌ KHÔNG THỂ BIẾT TRONG CHĂN CÓ RẬN
Ngày gửi: 10/2/2008 7:38:08 PM

Giáo viên là một nghề cao quý luôn được mọi người tôn trọng nhưng với ai đặt ra diễn đàn này là những người không tôn trọng giáo viên mầm non. Không có một phụ huynh nào khi bồi dưỡng cho cô lại đòi hỏi giáo viên phải quan tâm con mình hơn và ghét bỏ con người khác. Người ta chỉ suy nghĩ là giáo viên lương rất thấp, mình gửi con cho cô suốt ngày mà một tháng mới bồi dưỡng cho cô một hai trăm ngàn thì cũng chẳng là bao nhiêu. Những người hay nói "phải bồi dưỡng cho cô thì cô mới thương nếu không là cô ghét" là những người không bao giờ bồi dưỡng hay quà tặng, thiệp chúc cho cô giáo, kể cả vào ngày 20/11(thùng rỗng kêu to). Là một giáo viên mầm non, tôi cũng muốn nhà nước cấm phụ huynh bồi dưỡng và giáo viên nhận tiền bồi dưỡng nếu nhà nước đảm bảo được giáo viên trình độ Đại Học, thâm niên từ 10 - 20 năm công tác thì tiền lương hàng tháng sau khi trừ các chi phí như: quỹ công đoàn, quỹ hưu trí, quỹ vì người nghèo, quỹ Nguyễn Đức Cảnh, quỹ vì sự tiến bộ phụ nữ, quỹ tương trợ ngành, hỗ trợ vùng xâu vùng xa..., tiền cơm còn khoảng 2triệu để trang trải việc gia đình, chi tiêu cá nhân. Thực sự khi đọc diễn đàn này, ngồi đánh những dòng chữ này tôi đang khóc, tôi cảm thấy quá tội nghiệp cho mình vì đã chọn nghề này, thật nhục nhã làm sao khi người ta có thể xúc phạm đến danh dự nhà giáo như vậy. Không một giáo viên nào đã được qua đào tạo chính quy mà lại có thễ đối xử không công bằng với trẻ em nếu đó không phải là lỗi của trẻ. Cách đây 10 - 15 năm phụ huynh là những người lớn tưởi hơn tôi nhưng khi tiếp xúc với giáo viên họ luôn tôn trọng giáo viên từ cách trao dổi, thăm hỏi đến cách tặng quà( gói + thiệp chúc), tiền bồi dưỡng cho vào phong bì. Còn bây giờ, tuổi của phụ huynh nhỏ hơn tuổi của tôi nhưng có thể móc túi dúi vào tay cô 20, 50, 100ngàn. Buổi chiều đón con về, trẻ vừa chạy ra là hỏi ngay:" hôm nay có ai đánh con không, ăn xong con có uống nước không...". Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại không phải phụ huynh nào cũng thế, hiện tại tôi cũng có rất nhiều phụ huynh thật dễ thương và một vài phụ huynh xem con mình là ông trời con. Nhưng vì nghề mình đã chọn, quyết tâm không bỏ nghề dù cho hoàn cảnh thế nào đi nữa. Tôi vẫn luôn yêu thương và đối xử công bằng với những đứa con của mình và tôi rất vui vì phụ huynh thường xin với hiệu trưởng cho con học lớp tôi, lớp năm nào cũng đông học trò trước và đông các con của cô giáo trong trường lẫn con của quý ban ngành đoàn thể gửi gắm được hiệu trưởng tín nhiệm xếp vào lớp tôi vì chăm sóc cháu tốt. Tiền phụ huynh bồi dưỡng tôi dùng để mua cây xanh, mua giấy in để in giáo án, kế hoạch dạy năm tháng tuần ngày, bảng tuyên truyền theo chủ đề, mua mực thay máy in, mua bút viết,chụp hình, rửa hình để làm các bảng biểu trong lớp, thuê nhạc sỹ thu nhạc để luyện cháu hát múa, mua thuốc tẩy để chà rửa sàn nhà, nhà vệ sinh, bồi dưỡng cà phê thuốc lá khi nhờ bảo vệ sửa quạt, thay bóng đèn, thông cống nghẹt, của kéo bị lật bánh xe, thay cầu chì...và nhiều khoảng chi tinh thần như tiền gọi di động cho phụ huynh khi trẻ đột xuất bị bệnh, mua quà đi thăm khi trẻ nghỉ ốm lâu hoặc nằm viện...Tôi dừng đây vì có phụ huynh gọi điện hỏi cháu nói cô mua cái gì mang vô lớp, tôi nhớ ra rồi chiều nay tôi có dặn bạn gái tóc dài nhớ mua thung cột tóc mang vào cho cô cột.( Đáng lẽ là tôi mua, nhưng hôm nay tôi chỉ còn 9 ngàn trong túi, nếu có phụ huynh bồi dưỡng thì tôi sẽ có tiền xài, nếu không thì tôi nhịn xài chờ đến ngày 10 sẽ được lãnh lương).


guest
Chuyện bồi dưỡng riêng
Ngày gửi: 10/2/2008 9:05:00 PM


Nhớ lại, lúc ra trường tôi được phụ huynh bồi dưỡng tôi không nhận, thế là cô bảo mẫu cùng lớp với tôi cũng không dám nhận, và nhìn thấy vẻ mặt phụ huynh cũng không mấy vui vẻ với tôi như trước, tôi cũng không biết phụ huynh nghĩ gì? khi tôi không nhận " bồi dưỡng" đó, vào thời điểm thập niên 80 tài chính có nhiều khó khăn, ban giám hiệu đã giải thích cho tôi nghe, phụ huynh bồi dưỡng bởi vì thấy tôi chăm sóc cháu tốt, họ quí nên mới gởi bồi dưỡng để có thể đảm bảo tốt có sức khỏe chăm sóc cho con họ, và từ đó tôi nhận tiền bồi dưỡng để ăn, uống bồi dưỡng thêm cho sức khỏe, cố gắng dạy chăm sóc tốt cho các cháu nói chung, và con của phụ huynh tốt bụng kia nói riêng, không hề có ý nghĩ chăm sóc đặc biệt riêng cho bé đó, như những năm sau này thì không còn sự nhìn thấy nỗi vất vả của cô mà bồi dưỡng nữa, mà nó trở thành bồi dưỡng đúng nghĩa "riêng" và tiền bồi dưỡng đó cô cũng chẳng ăn uống gì, mà phải đưa vào khoản chi tiêu cho lớp ví dụ như: trang trí lớp mua kim, chỉ, hột hạt xâu xỏ treo trong lớp, mua photo tranh trang trí, mua dây rubang may khăn mặt cho bé...Nếu không có tiền bồi dưỡng của phụ huynh, thì cô cũng phải tự bỏ tiền túi của cô ra để chi vào khoản đó. Chuyện này có ai biết cho rằng, có năm gặp phụ huynh lớp nghèo, chẳng có đồng bồi dưỡng nào, thế mà nói chẳng ai tin, tôi chỉ biết cười,"tiền bồi dưỡng" bây giờ cũng theo cơ chế thị trường, phải để giành để trang bị cho việc sắp tới, chụp hình làm abum đánh giá trẻ, chụp hình các chuyên đề hoạt động của trẻ sổ "truyền thông".....Bởi vì cô muốn phải làm tốt công việc của mình, chứ không chờ đợi sự nhỏ giọt của ban giám hiệu. Bởi vì kinh phí ban giám hiệu phải trang bị việc khác lớn lao hơn.



thieulem

Thượng bất chính, hạ tắc loạn
Ngày gửi: 10/3/2008 1:30:21 AM

Trong thời điểm hiện tại "loạn" thì chưa đến nỗi "thượng bất chính" là có từ lâu rồi.
Chính những vị hiệu trưởng, cán bộ đầu ngành, đầu đàn mới là những người đáng bị báo động.
Bây giờ mà kể lại sự kiện nộp đơn xin công chức GVMN hồi đầu năm chắc hẳn nhiều người không tin.
Sao không ai thử phỏng vấn các cô xem các vị hiệu trưởng đã cư xử như thế nào với họ.
Tôi dám chắc có những chuyện nghe qua mà trầm trồ không ngờ đó là lại là trường mầm non.
Thử hỏi khắp tp.HCM vào dịp tết trung thu và tết nguyên đán, có trường nào mà các cô không "tự nguyện" góp tiền mua quà cho hiệu trưởng không. Hoặc cô nào "biết điều" khi nhận được nhiều quà của phụ huynh thì đem đến "tặng lại" cho hiệu trưởng, và các hiệu trưởng có vẫn công bằng sau khi nhận quà không hay là cán cân đã thiên về "vài hướng".
Thuốc đắng giã tật.
Nếu thật sự vì trẻ thơ thì xin các vị đầu ngành hãy sống và làm việc cho xứng với vị trí của mình.
Dù không liên quan gì đến mầm non nhưng vì con tôi sau này sẽ đi học mầm non.
Nên có lời nào chói tai thì đó là sự thật.



guest
HI VỌNG...
Ngày gửi: 10/3/2008 3:17:44 PM


Tôi là sinh viên năm 3 ngành Sư Phạm Mầm Non, hiện tại tôi vẫn được giáo viên cho biết những nỗi khổ cực của ngành, sau khi đi thực tập tôi đã thấu hiểu nỗi khổ cực đó và tôi hiểu được rằng sau này khi thực sự đứng lớp thì tôi sẽ vất vả hơn nhiều. Nhưng tôi vẫn không có ý định bỏ nghề vì tôi thực sự yêu trẻ và muốn có thể tự nuôi sống bản thân. Tôi hi vọng nguời GVMN thực sự được coi trọng và các vị đầu ngành nên quan tâm dến cuộc sống của nguời GVMN hơn nữa để họ an tâm phục vụ cho công việc.



guest

Hoan hô những người dũng cảm nói ra sự thật !!!
Ngày gửi: 10/3/2008 3:21:54 PM

Thân chào,
Tôi hoàn toàn ủng hộ với vấn đề mà "Thieulem" đưa ra. Bạn rất dũng cảm khi đề cập thẳng vào vấn đề. Tôi chỉ thắc mắc không biết tại sao bạn lại biết quá rõ về nội tình như thế trong khi bạn không đắp cái "chăn có rận". Riêng tôi có thể kể cả 10 trang giấy cũng không hết những điều tai nghe mắt thấy và những điều mà ngành Mầm Non nói chung và các cô giáo Mầm Non nói riêng đang phải gánh chịu và hậu quả là con cái chúng ta và cả quý vị phụ huynh chúng ta cũng là nạn nhân. Nếu các bạn mà đọc nó thì "mồm có thể tròn đến mang tai" đấy !!! Nhưng tôi xin để dành góp ý sau. Hy vọng diễn đàn sẽ có thêm những ý kiến bổ sung mới.
Thân
Hai lúa SG



guest
GIÁO VIÊN MẦM NON VÀO BIÊN CHẾ THỬ VIỆC 1 NĂM!
Ngày gửi: 10/3/2008 7:08:22 PM


Tôi không biết luật lao động Việt Nam như thế nào? Nhưng thử việc 1 năm và hưởng 75% lương là 1 việc hết sức không công bằng!!! Sau 6 tháng chúng tôi mới có lương, có ai nghĩ xem trong những ngày ấy chúng tôi sống bằng cái gì?
Lương khởi điểm của giáo viên Mầm Non ở trình độ cao đẳng là vào khoảng 1,2tr ( đó là lương nhà nước) và chúng tôi còn có lương trường khoảng 300ng. Thế nhưng, ai muốn nhận được trọn số tiền 300ng thì phải đạt loại A( là danh hiệu cho những người chuyên cần, không nghỉ ngày nào, không bị ban giám hiệu "vịnh"). Ai đó thử 1 ngày hóa thân vào vai giáo viên Mầm Non thì mới thấy hết sự cơ cực của chúng tôi: hối hả, lo sợ, hồi hộp và luôn luôn mệt mỏi. Sống với cường độ lao động như thế chúng tôi dần dần cảm thấy tê liệt thì còn đâu sức để trao dồi chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Thế thì những Mầm Non của đất nước sẽ ra sao nếu người chăm bón cho chúng kiệt sức?
Không những thế những buổi hội họp liên tiếo diễn ra, rồi chương trình dạy học luôn tục thay đổi dẫn đến những buổi bồi dưỡng chuyên môn dài vô tận. Khi về đến nhà chúng tôi chỉ còn cái xác không hồn, tất tả với kế hoạch, giáo án...Ngày mai chúng tơi có mặt ở trường lúc 6h30.
Tôi nhớ như in cái ngày mà bà Kim Thanh, trưởng phòng giáo dục Q.1 nói với chúng tôi rằng: " Vào nghành giáo dục là các cô, thầy đã chọn con đường cống hiến và hy sinh".Người thầy, người cô là những người cao cả nhưng chúng tôi cũng là những con người, cũng chịu ảnh hưởng của cơn bão giá, rồi trượt giá và sức lao động chúng tôi không nuôi nổi bản thân mình, chứ nói chi đến gia đình. Vậy bà hiệu trưởng hãy cân đo đong đếm xem nếu chỉ có tiền lương thì chúng tôi sống như thế nào? Việc nhận tiền bồi dưỡng là một lẽ đương nhiên....
Ở những trường lớn, các giáo viên chỉ sống nhờ vào đồng tiền ấy đấy!!!




guest

Lời nhắn với mọi người - hãy nhìn vấn đề một cách đúng đắn.
Ngày gửi: 10/3/2008 8:13:13 PM

Xin phép cho tôi được mươn lời của hai lúa SG "Đừng lao vào tranh luận những điều không đem lại kết quả gì mà hãy suy nghĩ đúng đắn hơn". Tôi cũng là giáo viên Mầm Non, thâm niên trong nghề chỉ vừa tròn 3 năm, nhưng những điều các chị trong ngành đã qua tôi cũng đã từng được nếp trải, đôi lúc cảm thấy chán nản, strees tột cùng và muốn bỏ ngành quá, những người bạn cùng lứa - cùng ngành với tôi cũng đã chuyên ngành gần một nửa, số còn lại không biết sẽ trụ lại được bao lâu nếu chúng tôi cứ phải gánh chịu những áp lực tai tiếng như thế này, thực tế đi làm khác xa với những gì chúng tôi được học ở trường. Chúng tôi cố gắng thích nghi chấp nhận, sao không ai cảm nhận được sự khó khăn, áp lực đối với chúng tôi như thế nào, mà chỉ toàn là đòi hỏi và đòi hỏi? Những người có thành kiến về vấn đề của chúng tôi đặt mình vào vị trí của chúng tôi chưa, có bao giờ đặt mình vào vị trí nếu là giáo viên Mầm Non thì mọi người sẽ làm gì không? Xin đừng đem chúng tôi ra làm vấn đề bàn luận, nếu có thương xin hãy thương chúng tôi bằng cả tấm lòng như chúng tôi bước chân vào ngành Mầm Non cũng là cả một tấm lòng.


guest
Đừng mất thời gian tranh luận !
Ngày gửi: 10/4/2008 1:58:17 PM


Mình là GVMN đọc những bài của các anh chị rất xúc động, mình nghĩ sao cái nghề GVMN bạc bẽo quá, mình rất thích bài của anh Hai lúa SG. Thật đúng như anh nói, chúng ta, những GVMN đừng lấy làm bức xúc, đừng mất thời gian tranh luận, hãy làm việc hết sức mình. Mình cũng thích bài của bạn Thieulem, rất tiếc bạn không ở trong nghành nhưng lại biết được sự "tế nhị"của BGH. Tại sao các vị đầu ngành không có bài báo nào về các vị hiệu trưởng nhỉ? BGH còn không công bằng trong quản lý thì xin đừng đem GVMN ra bàn luận nữa. Hãy để cho GVMN yên tâm làm việc để nuôi sống gia đình đừng để họ dao động rồi chán nản nghỉ việc, đến lúc đó các vị than thiếu Giáo viên dư người quản lý.



guest

Có những ước mơ
Ngày gửi: 10/4/2008 5:29:07 PM

Cùng là một người trong ngành tôi cũng đồng tình với các bạn về vấn đề "đừng lao vào tranh luận những điều không đem lại kết quả gì...."Tôi cảm ơn bạn đã nhìn nhận đúng và có những sự đồng cảm với chúng tôi.Thật sự có những ai đang ở trong hoàn cảnh thì mới hiểu thấu được nỗi vất vả của chúng tôi. Là một giáo viên Mầm Non có trăm ngàn gánh nặng,lớp nào lo chuyện trường lớp: nào là trang trí, nào là soạn giáo án, rồi phải lo chăm sóc cho trẻ, bảo vệ cho trẻ được an toàn ...Cả một ngày chúng tôi chỉ biết lo toan những công việc ở trường ở lớp nếu không xong tối về nhà phải thức đến khuya ...Thế là công việc của gia đình đành gác lại. Thế mà còn chưa được sự hài lòng của cấp trên và sự trách hờn củ phụ huynh trong khi những người phụ huynh ấy không hiểu tính của con mình mà chỉ biết đổ lỗi cho giáo viên chúng tôi.


guest
VẪN LÀ HY VỌNG
Ngày gửi: 10/5/2008 10:58:30 AM


tôi là GVMN một nghề cao quy biết bao. Tôi đã ở trong ngành gần 10 năm gua, trước đó tôi vừa là 1 GV vừa là sinh viên ĐHSP. Đi dạy cho các trường tư thục để có tiền trang trải việc học của mình và hiện nay tôi đã tốt nghiệp được phân công làm việc trong ngành qua một năm thử việc hiện giờ mức lương Đại Học của tôi là 1.385.000 đã trừ 15 phần trăm. Tôi cảm nhận một điều ở đây không phải quan trọng nhất là vấn đề mức lương. Đúng là nếu mức lương cao thì chúng tôi sẽ an tâm hơn. Nhưng ở đây đó là sự yêu nghề của chúng tôi và cái tâm của xã hội và mọi người coi trọng chúng tôi hay không hay là hàng ngày chúng tôi làm việc vất vả nhưng bù lại chỉ nghe thấy những điều trách móc MỘT CON SÂU LÀM RẦU NỒI CANH, thì ở ngành nghề nào cũng có chứ đâu hẳn là chỉ chúng tôi làm việc tệ còn các ngài thì không. Sự cực nhọc của chúng tôi các bạn cũng đã biết. Tôi chỉ biết mong một ngày nào đó các bạn sẽ tôn trọng vớithông với chúng tôi và yêu quí chúng tôi hơn về vấn đề phụ huynh quan tâm đến giáo viên tôi cảm thấy rất bình thường nếu đó là xuất phát từ sự quí mến cảm thông. Đừng nên để chúng tôi vừa áp lực ở trường vừa áp lực xã hội các công chức có thẩm quyền các ngài có bảo vệ cho chúng tôi hay không? Chúng tôi vẫn đang chờ......



guest

SỰ HI SINH CHỊU DƯNG CỦA GVMN
Ngày gửi: 10/5/2008 12:39:39 PM

Tôi cũng la 1 gvmn nên tôi rất hiểu những tâm trạng của những ai đang đi trên con đường này! Bản thân tôi vừa mới ra trường và đã làm 1 năm. Trong năm học vừa qua tôi cũng có nhận tiền bồi duõng của PH nhưng tôi chỉ nhận tiền bồi dưỡng khi PH đó thật lòng tôn trọng va yêu quý tôi. Thật sự mà nói, trong thời buổi ngày nay với mức lương như vậy quả là quá ít so với công sức mà chúng tôi đang bỏ ra. Các bạn biết không...khi tôi thi đậu trường CDSPTW3 cả nhà tôi dều ngăn cản và không cho tôi đi hoc...ba mẹ tôi nói "cái ngành Mn rất là bạc bẽo...nhiều người không tôn trọng vì họ không thấu hiểu được những trách nhiệm cũng như công việc của một GVMN". Thế nhưng vì yeu nghề nên tôi đã cương quyết đi học và cố gắng làm sao cho ba mẹ ủng hộ tôi. Trong những tháng ngày đi học tôi đã cố gắng tự bồi dưỡng chuyên môn cho mình...tôi tiết kiệm những khoảng chi tiêu dể mua thêm sách MN...Và khi bước chân vào nghề tôi mới thấy những lo lắng của ba mẹ tôi là đúng!
Sáng 6h30 tôi phải có mặt tại trường và đến 17h30 mới về đến nhà. Nói thât tôi rát yêu nghề nên dường như bao nhiêu tâm huyết tôi dều danh trọn cho nghề(thỉnh thoảng tôi thường hay ở lại trường để làm đồ chơi, để trang trí lớp ngày càng đẹp hơn, tạo môi trường cho trẻ hoạt động tích cực với mong muốn là làm sao cho trẻ thích được đi học...)Nhiều PH vào lớp tôi khen cô giáo khéo tay nhưng không biết họ có biết cô giáo đã tự nguyện ở lại lớp làm việc không lương đến 19-20h tối mới về, thậm chí hi sinh cả ngày t7,cn. Và khi về đến nhà tôi phải dành ít thời gian phụ giúp gia đình, rồi giáo án, sổ sách kế hoạch chuẩn bị cho ngày mai..đôi lúc vì quá mệt tôi đã gục đầu trên đống giáo án!Đ ể tạo môi trường cho trẻ tích cực hoạt động ngoài những nguyên vật liệu mà nhà trường đã cung cấp tôi nhờ PH ủng hộ nguyên vật liệu mỡ như (chai, hủ, báo chí...ngoài ra tôi phải tự bỏ tiền túi ra để trang trí lớp(lớp tôi 41 trẻ...trong đó chỉ có 1 PH là dồi dưỡng tiền tháng với số tiền là 50000 đồng).Trường tôi làm là một trường nhà nước thuộc quận Bình Tân, trường mới được thành lâp,rất đẹp và rất lớn, BGH rất nhiệt tình, gần gũi với giáo viên, và phụ huynh phần lớn là dân lao động nên đời sống kinh tế còn khó khăn, nhiều lúc đến ngày đóng học phí rồi mà chưa có tiền đóng cho con thì nói gì đến việc bồi dưỡng cho GV. Tuy nhiên đôi lúc họ đem đến cho chúng tôi một vài trái ổi, mận nhưng tôi cũng cảm thấy lòng mình ấm áp dược phần nào! Nhưng bên cạnh đó cũng có 1 vài PH thât sự chưa hiểu những hi sinh của chúng tôi...họ không những không thông cảm cho chúng tôi mà còn thiếu tôn trọng đối với chúng tôi..Chúng tôi làm việc rất nhiều mà mức lương nhà nước trả thật quá ít so với công sức mà chúng tôi bỏ ra....cả năm học vừa qua mỗi lần lãnh lương việc đầu tiên là tôi đầu tư trang trí môi trừong lớp rồi tièn này tiền kia nên thât sự tôi không có dư (mặc dù tôi chưa có gia đình)...để có đủ tiền trang trải không phải chỉ bản thân tôi mà một số GVMN phải đi làm thêm. Giả sử nếu nhiều GVMN làm thêm nhiều quá thì còn sức đâu mà day giỗ các cháu. TÔI KÊU GỌI LÃNH ĐẠO NGÀNH HÃY HIỂU NHỮNG VẤT VẢ CỦA GVMN VÀ HÃY TĂNG LƯƠNG CHO GVMN...NẾU LÃNH ĐẠO NGÀNH KHÔNG THẤU HIỂU ĐỀU ĐÓ THÌ TÔI NGHĨ NHIỀU GVMN DÙ CÓ YÊU TRẺ, YÊU NGHỀ ĐẾN MẤY CŨNG SẼ KHÔNG TRỤ NỔI,K HÔNG GẮNG BÓ LÂU DÀI VỚI NGHỀ! VÀ TÔI MONG QUÝ PH CŨNG NÊN THÔNG CẢM VỚI GVMN,HÃY MỞ LÒNG RA VÀ THẤU HIỂU NỖI VẤT VẢ CỦA CÁC CÔ GIÁO MN!

XIN CÁM ƠN!
GVMN QUẬN BÌNH TÂN



!



guest
Phụ huynh đừng quan trọng về "tiền bồi dưỡng"
Ngày gửi: 10/5/2008 2:11:19 PM


Tôi bản thân là một giáo viên MN nên tôi hiểu phần nào tâm trạng chung cho những GV và của phụ huynh. Theo tôi thấy vấn đề ở đây không phải cứ bồi dưỡng cho cô là trẻ đó được chăm sóc chu đáo. Để GV chăm sóc trẻ được tốt là cơ sở vật chất đầy đủ và vừa tầm với số lượng trẻ vì hiện nay các lớp học GV hàng ngày phải chịu với nhiều áp lực: trẻ quá đông không thể chăm sóc trẻ được tốt, GV phải làm quá nhiều việc kiêm nhiệm việc cô giáo, bảo mẫu, làm đồ dùng dạy học, dự các buổi họp hội của trường...và bên cạnh đó do đồng lương quá ít chúng tôi còn lo toan việc gia đình nên không còn tâm trí nào để dốc hết sức lực cho công việc. Tôi mong sao nhà nước ta có chính sách cho phù hợp với công sức mà chúng tôi đã bỏ ra mỗi ngày. Chúng tôi phải có mặt tại trường 6h15 đến 17h hơn mới về nhà, trong tâm trạng mệt nhoài



guest

Liệu những bức xúc này đi đến đâu?
Ngày gửi: 10/5/2008 6:50:57 PM

Tranh luận cũng chỉ là tranh luận mà thôi. Các vị lãnh đạo ở cao quá, xa quá so với th­­­­­uc tế. Liệu có ai đọc, có ai thấu hiểu mà tranh luận. Có lẽ nh­ũng nguời GVMN tự an ủi mình khi có nhiều nguời thông cảm nhưng cũng chỉ nói với nhau mà thôi vì quá bức xúc. Còn những nguời ngòai ngành thì rất ít. Tôi mong mọi nguời thực sự thấu hiểu chúng tôi nhìn nhận một cách đúng đắn có lẽ cuộc sống chúng tôi đỡ bu­ồn tủi và chán nản hơn.


guest
Nhận tiền phụ huynh không dễ đâu nhé!
Ngày gửi: 10/5/2008 9:12:27 PM


Là một gvmn đứng lớp được 3 năm. Năm đầu tiên tôi đi dạy, có một phụ huynh biếu tôi 20.000 tôi đã không nhận nhưng phụ huyng đó đã năn nỉ và tôi đã nhận. Nhưng sau đó khoảng một tháng thì chỉ vì việc phụ huynh đó muốn tôi nhận thêm nước mát cho bé uống thêm trong trường học, tôi đã từ chối(vì trường không cho nhận nước mát riêng cho bé). Vài ngày sau phụ huynh đó đã tìm đủ lý do lêm méc với hiệu trưởng rằng "cô giáo ấy chỉ biết nhận tiền phụ huynh còn nếu không có thì mặt nặng mày nhẹ. "Tôi đã phải lên phòng ban giám hiệu tường trình lại sự việc chỉ vi lỡ mnhận 20.000. Còn một lần nữa, sắp tới 20-11 tôi vô tình đi ngang qua vài nguời phụ huynh đến đón con tụ tập nói với nhau rằng "sắp tới ngày cúng cô hồn rồi đấy" Tôi thực sự cảm thấy nhục nhã khi tất cả giáo viên đều bị họ gọi là "cô hồn". Đùng tưởng rằnh nhận đồng tiền cũa phụ huynh là chúng tôi sung sướng, vì chẳng phụ huynh nào cho không giáo viên cái gì cả đâu. Những đồng tiền đó chỉ là một phần góp vào tiền học cụ cho con họ học mà thôi chứ chúng tôi không sống nhờ những dồng tiền đó. Mà giáo viên chúng tôi sống bằng nghị lực và lòng yêu nghề mà thôi. Ngay cả đồng lương giáo viên cũng không đủ sống cho bản thân tôi và gia đình trong khi vật giá leo thang mà lương tôi chỉ có 1tr600. Cũng may chồng tôi làm có tiền nên tôi mới theo nghề được tới ngày hôm nay. Nhưng khi viết những dòng chữ này thì tôi đã viết đơn xin thôi việc, vĩnh viễn rời khỏi nghành Mầm Non. Vì hai đứa con của tôi nay ốm mai đau trong khi mẹ của chúng thì đi từ 6h sáng tới 6h chiều, về đến nhà còn học cụ, giáo án...Chồng tôi đã không đủ kiên nhẫn cho tôi theo nghề mà tôi thích nữa. Tôi nghĩ rằng, dù gvmn có than thở, khổ sở đến thế nào đi chăng nữa thì cũng chẳng có ai thấu hiểu hay quan tâm giúp đỡ đâu. Tốt nhất là những cô giáo viên trẻ có điều kiện hãy nghỉ việc mà đi nghành khác hoặc học thêm gi đó để thoát khỏi nghánh mầm non...còn những giáo viên đã theo nghề nhiều năm thì hãy cố gắng đi nốt quãng đường còn lại chứ không còn cách nào khác. Chúc các chị ở lại bình yên và gặp nhiều may mắn. Em hi vọng sớm có lối thoát cho gvmn trong tương lai.



guest

Chúng tôi có thể phát điên
Ngày gửi: 10/5/2008 9:20:06 PM

Chúng tôi là 2 giáo viên trông nom từ sáng đến chiều 50 cháu. Công việc ngập đầu ngập cổ, nào học nào ăn ngủ, nào sổ sách chính quy lẫn sổ sách hình thức màu mè do hiệu trưởng nghĩ thêm ra. Đấy là chưa kể đến soạn bài, phong trào thi đua.v.v... tất cả đè nặng lên đầu chúng tôi. Học sinh thì nghịch ngợm và hiếu động, có cháu nghịch rất dại như nuốt ngậm hột hạt, lấy dây thun quấn tay, đánh bạn, chạy nhảy la hét...Hiệu trưởng thì dự giờ thăm lớp, hết kiểm tra sơ bộ lại đến thanh tra toàn diện. Lương thấp, học sinh đông, giáo viên giảm, chương trình đổi mới liên tục...Phụ huynh quan tâm bồi dưỡng khiến chúng tôi dịu lòng đôi chút thì lại nghe lời nói này nọ của các vị bên trên. Chúng tôi phải bắt buộc ăn đói mặc rách để nuôi mầm đạo đức hay sao? Chúng tôi quá mệt mỏi rồi. Nếu có bất cứ một cơ hội nào có thể, chúng tôi sẽ ra đi, không thể tiếp tục làm công cho các vị được nữa. Còn nếu cứ tiếp tục thế này mãi, chúng tôi có thể phát điên.


guest
NGHĨ LẠI!
Ngày gửi: 10/5/2008 11:40:47 PM


Tôi thật sự bất ngờ trước những lời tâm sự chân thành của những người đi trước vì chỉ còn gần 2 năm nữa tôi sẽ trở thành 1 GVMN.Liệu quyết định của tôi khi theo học ngành này có đúng không?
Năm nhất chúng tôi được nhà trường cho đi kiến tập 1 tuần ở trường mầm non.Các cô giao ở đó đã khuyên chúng tôi nên suy nghĩ lại có nen theo học ngành này hay không? lúc đó tôi cũng chỉ nghĩ có lẽ các chị chỉ đùa thôi nhưng sau khi đọc nhũng dòng tâm sự chân thành của các chị đi trước tôi thật sự bị sốc và có lẽ tôi sẽ phải suy nghĩ kĩ hơn về sự lựa chọn này của mình.




guest

hãy cứu lấy nghành mầm non và rộng hơn nữa là cứu lấy nền giáo dục hiện nay.
Ngày gửi: 10/6/2008 10:42:15 AM

Kính chào,
Tôi thật bất ngờ khi thấy bài báo được sự quan tâm rất đặc biệt không chỉ từ phía các cô giáo Mầm Non mà cả những người ngoài ngành. Rõ ràng đến thời điểm này sự việc đã trở nên rất nóng bỏng, chứng tỏ đây là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Tôi cũng đã từng là nhà giáo dạy ở bậc lớn (không phải bậc mầm non)và sau hơn 8 năm gắn bó tôi cũng phải bỏ ngành trong điều kiện không thể làm gì hơn. Hiện nay tôi đã chuyển ngành, công việc rất tốt và lương cũng khá. Tôi không bị áp lực như xưa, thời gian làm việc khá thoải mái mà lương lại bảo đảm nuôi sống gia đình. Áp lực tôi nói ở đây không phải từ phía trẻ như các cô giáo Mầm Non - mà là áp lực từ phía ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi chỉ suốt ngày tập trung "dạy bảo" nhau "cách sống" thay vì dạy cho bọn trẻ biết cái chữ. Và điều gì đến cũng phải đến, hơn 20 thầy cô giáo có năng lực và nhiệt tâm đã đồng loạt bỏ việc. Nhân câu chuyện này tôi muốn nhắn nhủ đến các cô giáo Mầm Non rằng chúng ta đang nằm trong một cái "chăn có rận" vô cùng lớn bao trùm từ bậc đào tạo tiến sĩ cho đến bậc giáo dục Mầm Non .

Cũng như tôi đã nói ở trên, vấn đề này là một vấn nóng bỏng về vấn nạn của ngành giáo dục. Tôi rất mong các vị, những người đã tạo ra trang web này, hãy lắng nghe ý kiến của những thầy cô giáo và đi đến hành động. Bản thân tôi đã lưu tất cả các góp ý này lại và tôi sẽ làm theo cách của tôi để những đóng góp của bài báo này không chỉ nằm khiêm tốn trong trang web này. Tôi mong muốn mọi người đều được đọc nó. Nhiều ý kiến đóng góp từ nhiều hướng khác nhau sẽ như một hồi chuông cảnh tỉnh cho những người đang bay trên chín tầng mây kia.

Các cô giáo hãy an lòng chờ đợi. Hy vọng tất cả chúng ta sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn.

Kính thư,
Hailua SG.



bupbemayman_hbhl
Buồn!
Ngày gửi: 10/7/2008 9:48:45 AM


Tôi là sinh viên Mầm Non, chỉ ột năm nữa thôi là tôi ra trường. Tôi rất yêu trẻ vì vậy tôi mới quyết định và trường Mầm Non. Tôi nghĩ bạ bè tôi cũng vậy, không phải chúng tôi kém cỏi đến mức không thể thi vào ngành khác với mức lương cao hơn với thái độ tôn trọng của mọi người. Không lẽ chúng tôi ngu ngốc khi đã yêu trẻ, ngu ngốc khi chọn nghề này? Mấy hôm nay đọc nững bài viết trên báo, trên mạng chúng tôi buồn lắm, chúng tôi không biết mình có học vì cái gì. Chúng tôi học để có kiến thức, đê cham sóc và dạy dỗ những đứa trẻ nhưng có ai cám ơn việc chúng tôi đã làm không? Mọi người lúc nào cũng xét nét, đánh giá về việc chúng tôi làm. Phụ huynh, hiệu trường, cả xã hội nữa. Chúng tôi không phải là thánh, chúng tôi là những con người, chúng tôi cũng có lúc có sai lầm, chúng tôi cần mọi người thông cảm, chia sẻ để chúng tôi có động lực tiếp tục theo nghề. Làm ơn cho những sinh viên như chúng tôi có động lực để học, để ra trường và tiếp tục theo đuổi con đường mà chúng tôi đã chọn. Khi chọn ngành này, chúng tôi không nghĩ đến những đồng tiền mà phụ huynh lo cho chúng tôi. Chúng tôi yêu Mấm Non vì chúng tôi yêu trẻ và muốn gần gũi chúng. Xin làm ơn cho tôi cũng như các bạn Mầm Non có đủ lòng tin và nghị lực tiếp tục theo đuổi con đường mình đã chọn. Và giáo viên Mầm Non có thể sống tốt và hạnh phúc với các bé, với công việc của mình nếu không một ngày nào đó chúng tôi không chắc mình còn đủ sức để tiếp tục công việc này hay không? Và cũng không chắc sẽ còn những giáo viên Mầm Non tâm huyết với nghề.



guest

Xúc phạm thêm giáo viên chứ ích gì mà bàn cãi
Ngày gửi: 10/7/2008 8:26:57 PM

Tôi là một giáo viên trẻ luôn vui tươi, hồn nhiên và thương học trò như những đứa em, những người bạn. Luôn đối xử công bằng, những cái mà phụ huynh gọi là bồi dưỡng để cô chăm tốt thì tôi co nhận được đồng xu nào đâu mà vẫn chăm tốt ra đấy. Trẻ vẫn mến tôi và tôi vẫn lấy đó làm niềm vui, một ngày làm việc ở trường thấy mệt mỏi, căng thẳng với đồng nghiệp và sếp. Tối đến lại đi làm thêm từ phát tờ rơi, bán mỹ phẩm, dán tem hàng, tốt hơn nữa là đi dạy kèm. Biết bao điều để lo, tối còn làm thêm việc bưng thúc ăn cho quán gần nhà để có tiền gửi cho mẹ. Tôi chỉ nhận được niềm vui nhỏ nhoi khi được phụ huynh trò chuyện, thăm hỏi, san sẻ.
Đúng là phụ huynh có cho tôi nhưng có bao giờ đến lượt tôi nhận đâu hay những người giáo viên cứ dành về phần mình. Vậy mà tôi vẫn công tác tốt và được sếp cho ứng lương để gởi cho mẹ bệnh, ba đau lưng, em vào đại học đấy thôi. Tại sao lại đem vấn đề ra tranh luận trong khi có biết bao người giống như tôi chỉ làm xúc phạm thêm chứ có chia sẻ được gì đâu?



guest
Chúng tôi chỉ vì trách nhiệm trồng người mà thôi.
Ngày gửi: 10/12/2008 7:43:28 PM


Tôi là một giáo viên Mầm Non đã 20 năm và tôi rất mệt mỏi với nghề rồi. Vậy mà khi lên trang này tôi càng không muốn lên lớp nữa, tôi đã từng công tác tốt, bao nhiêu lớp người tôi đã dạy dỗ chăm sóc và đã trưởng thành.Bây giờ mỗi khi gặp lại có ột số trẻ còn gọi cô con, cô em coi như chưa hề quen biết nhưng tôi cũng tự an ủi mình Mầm Non là như vậy đó. Không có cô đây làm sao con được như ngày hôm nay. Nhưng các phũ huynh cũng như mọi người ngoài xã hội nhìn chúng tôi bằng con mắt không ôtn trọng. Họ đâu biết được mỗi giáo viên Mầm Non khi ra khỏi cổng trường mới biết được một ngày may mắn đã trôi qua. Chúng tôi chỉ là một rôbốt được đào tạo để nhận trách nhiệm trồng người. Mọi người nghĩ chúng tôi là thế nên mới đem chúng tôi ra bình luận hết chuyện này đến chuyện nọ. Xin mọi người hãy nhìn nhận và thông cảm cho những cô giáo Mầm Non thật nhiều.



guest

Công sức chung
Ngày gửi: 10/13/2008 3:12:53 PM

Tôi rất quan tâm về ngành MN do hoạt động kinh doanh trong ngành này và bản thân cũng có 2 con nhỏ lứa tuổi MN mặc dù bản thân tôi không là GVMN. Tôi là quản lý một trường từ thục và trường tôi là trường liên doanh với nước ngoài nên cũng có nhiều điểm khác với trường trong nước:
- Lương giáo viên phù hợp với sức lao động
(ít nhất 2tr nếu được nhận vào làm việc)
- Giáo viên không phải bỏ tiền ra mua giáo cụ học tập, đó là chi phí của nhà trường, dựa theo chương trình của trường
- Giáo viên làm việc theo ca, 7:30 đến 4:30 hoặc 8:30 đến 5:30
- Mỗi lớp chỉ có tới 15 học sinh và có 2 cô giáo
- Giáo viên được hưởng mọi chính sách theo đúng luật LĐ: thử việc nhiều nhất 2 tháng, BHXH,BHYT....
- Thưởng hàng năm

Mặc dù việc kinh doanh của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn và trường còn rất ít học sinh , chúng tôi hoàn toàn tôn trọng các cô giáo vì các cô đang đóng góp vào việc phát triển kinh doanh của chúng tôi. Bản thân tôi với vai trò người mẹ rất khâm phục các cô vì tôi chỉ có mấy tiếng chăm sóc con cái buổi tối, tôi đã thấy mệt nhoài mà các cô "đánh vật" với trẻ cả ngày dài.

Tuy nhiên, đối với việc nhận tiền biếu thêm của phụ huynh thì trường tôi nghiêm cấm. Cũng may là trường tôi phần lớn phụ huynh không biếu tiền do học phí đã cao. Một số phụ huynh do tâm lý cứ cố biếu bằng được, chúng tôi lập quỹ để cuối năm toàn bộ nhân viên (bao gồm cả tôi và các cô tạp vụ, đầu bếp, bảo vệ....) có thể tổ chức một buổi vui vẻ hoạt chia đều cho tất cả vì chúng tôi quan niệm đây là công sức chung của tất cả chứ không phải chỉ của cô giáo đứng lớp.

Tuy nhiên, đây chỉ là chính sách của công ty tôi. Tôi đã quan sát và tin rằng phần lớn các cô làm việc hết lòng dù có tiền biếu hay không và nếu các trường cố gắng quan tâm đến đời sống của các cô hơn thì chắc chủ đề này cũng không cần bàn cãi nhiều tới mức này.



guest
Chuyện này biết rồi nói mãi.
Ngày gửi: 10/13/2008 8:16:08 PM


Ai cũng biết đó là những bức xúc rất thật của chúng tôi, những chuyện khó khăn nỗi khổ về nhiều mặt từ khó khăn về vật chất, áp lực công việc, làm nhiều giờ.....ai mà không biết nhưng vấn đề là các cấp lãnh đạo sẽ dần tháo gỡ giúp chúng tôi được mặt nào để cải thiện các vấn đề khó khăn bức xúc đó mới là quan trọng. Chứ cứ nói hoài mà không được quan tâm tháo gỡ giúp thì có nói đến cả ngàn năm vẫn cứ thế thôi. Tôi có một nỗi lo khác là nghe đồn giáo viên trường công lập sẽ phải đi làm ngày thứ bảy nữa . " Các bác " ơi có đúng như thế không ? trả lời cho chúng em biết đi



guest

Công sức chung
Ngày gửi: 10/14/2008 9:50:07 AM

Tôi rất quan tâm về ngành MN do hoạt động kinh doanh trong ngành này và bản thân cũng có 2 con nhỏ lứa tuổi MN mặc dù bản thân tôi không là GVMN. Tôi là quản lý một trường từ thục và trường tôi là trường liên doanh với nước ngoài nên cũng có nhiều điểm khác với trường trong nước:
- Lương giáo viên phù hợp với sức lao động
(ít nhất 2tr nếu được nhận vào làm việc)
- Giáo viên không phải bỏ tiền ra mua giáo cụ học tập, đó là chi phí của nhà trường, dựa theo chương trình của trường
- Giáo viên làm việc theo ca, 7:30 đến 4:30 hoặc 8:30 đến 5:30
- Mỗi lớp chỉ có tới 15 học sinh và có 2 cô giáo
- Giáo viên được hưởng mọi chính sách theo đúng luật LĐ: thử việc nhiều nhất 2 tháng, BHXH,BHYT....
- Thưởng hàng năm

Mặc dù việc kinh doanh của chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn và trường còn rất ít học sinh , chúng tôi hoàn toàn tôn trọng các cô giáo vì các cô đang đóng góp vào việc phát triển kinh doanh của chúng tôi. Bản thân tôi với vai trò người mẹ rất khâm phục các cô vì tôi chỉ có mấy tiếng chăm sóc con cái buổi tối, tôi đã thấy mệt nhoài mà các cô "đánh vật" với trẻ cả ngày dài.

Tuy nhiên, đối với việc nhận tiền biếu thêm của phụ huynh thì trường tôi nghiêm cấm. Cũng may là trường tôi phần lớn phụ huynh không biếu tiền do học phí đã cao. Một số phụ huynh do tâm lý cứ cố biếu bằng được, chúng tôi lập quỹ để cuối năm toàn bộ nhân viên (bao gồm cả tôi và các cô tạp vụ, đầu bếp, bảo vệ....) có thể tổ chức một buổi vui vẻ hoạt chia đều cho tất cả vì chúng tôi quan niệm đây là công sức chung của tất cả chứ không phải chỉ của cô giáo đứng lớp.

Tuy nhiên, đây chỉ là chính sách của công ty tôi. Tôi đã quan sát và tin rằng phần lớn các cô làm việc hết lòng dù có tiền biếu hay không và nếu các trường cố gắng quan tâm đến đời sống của các cô hơn thì chắc chủ đề này cũng không cần bàn cãi nhiều tới mức này.



guest
Có nên nhận quà hay không ?
Ngày gửi: 10/20/2008 10:32:27 AM


Tôi là hiệu trưởng ở môt trường mầm non. Khi đọc những nỗi niềm của GV chia sẻ, tôi có sự đồng cảm với các cô nhưng cũng có sự "không thông cảm", bởi lẽ: Phụ huynh "bồi dưỡng" cho Gv là phổ biến vì họ muốn con mình được cô ưu ái hơn- Đối với một số GV- việc "bồi dưỡng" vì mục đích "thực dụng" này là sự "xúc phạm" nhưng đối với một số khác là việc hiển nhiên - vì nếu không có khoản "bồi dưỡng" này sẽ "mặt nặng mày nhẹ" với phụ huynh hoặc tệ hại hơn là "trút lên đầu con trẻ" sự bực bội của mình, nặng hơn là bỏ bê, không quan tâm, chăm sóc. Vâng, có như thế đấy! Mặc dù nói ra thì chẳng hay ho gì - vì "Vạch áo cho người xem lưng". Cũng có những vị "hiệu trưởng", vị "Sếp trên" cư xử với GV qua gói quà "nặng, nhẹ" của GV nhân các ngày lễ, tết. Nhưng suy cho cùng - tự mình mang tới, chẳng ai đòi hỏi cả. Tôi nói như vậy vì- cho và nhận quà cũng là nét ứng xử văn hoá. Tôi đã có lần "khổ" vì "phải nhận" quà "bất đắc dĩ" của những GV "thực dụng". Có cô giáo, mới buổi sáng bị nhắc nhở về chuyện đánh học sinh, thì ngay tối hôm đó đã mang đến tặng "Gói quà to tướng" - Trả về cũng dở mà nhận thì "Há miệng mắc quai". Có GV mang quà đến "chạy tội", nhưng hôm sau đã loan tin với những GV khác là HT sách nhiễu, đòi hỏi,... Ngẫm cho cùng, phàm đã LÀ CON NGƯỜI thì ai nhận quà cũng thích nhất là quà đó mang ý nghĩa "đích thực", là sự biết ơn, là sự tôn trọng,...còn xuất phát từ lòng "thực dụng" thì ....thật là phiền toái.
Có những chuyện không ai muốn kể - Đó là chuyện xảy ra đã lâu - nhưng không bao giờ tôi quên. Có GV nọ, sau khi "lỡ cầm nhầm" tiền của đồng nghiệp dạy cùng lớp bị nhà trường nhắc nhở - Ngay tối hôm đó, đã mang đến cho tôi một "Gói quà". Khi cô ấy về, tôi mới phát hiện ra một phong bì dúi vào giỏ trái cây(Mặc dù không biết "ruột" của nó bao nhiêu vì được dán kín nhưng chắc là khá "nặng"). Ngay hôm sau, tôi gọi cô ấy ra ngoài gửi lại phong bì và nói lý do là cô còn nuôi em ăn học (vì cha mẹ mất). Lúc đó cô ấy cảm động lắm, rơm rớm nước mắt - Nhưng 2 năm sau, khi tôi gặp chút chuyện không may khác, cô ấy nhân cơ hội "Giậu đổ bìm leo" xuyên tạc chuyện bì thư chạy tội trước đây của mình, đại loại như " chắc chê ít nên không nhận",ngày lễ vừa rỗi không có quà nên dự giừo xếp loại không đạt yêu cầu,...Từ câu chuyện của cô giáo ấy, tôi ngẫm ra một điều: Phụ huynh cũng vậy thôi, họ "bồi dưỡng" cho GV chưa chắc đã xuất phát từ lòng "tôn trọng"- vì nếu tôn trọng thì họ đã không nói ra những điều ấy cho mọi người biết. Vì vậy,các cô giáo ơi! Cần thận trọng khi nhận quà, và tốt hơn hết - vì lương tâm nghề nghiệp của mình - hãy nuôi dạy trẻ cho tốt, đừng để những gói quà che mờ phẩm chất tốt đẹp nhà giáo. Các vị HT ơi! Dù có qùa hay không chúng ta cũng không nên đối xử với GV thiếu công bằng. Nói vậy không có nghĩa cho quà và nhận quà là xấu - Nhưng "của cho" không bằng "cách cho"- Các đồng nghiệp thân mến ạ !




guest

Mệt mỏi
Ngày gửi: 11/2/2008 8:27:05 PM

Đọc được bao thông tin xuôi ngược trên, quả thật tôi cũng không thể biết cảm giác của mình thế nào nữa, bản thân là một GVMN đã 14 năm trong nghề nhưng tôi dám khẳng định tôi sống được không nhờ vào đồng lương của nghề, tôi biết cũng có rất nhiều cô giáo có điều kiện như tôi, vậy chúng tôi vẫn yêu nghề, vẫn gắn bó với nghề, vì cái gì nếu không phải vì quá yêu trẻ và yêu môi trường giáo dục? Vậy thì hỡi các vị phụ huynh và các bà hiệu trưởng các vị hãy hiểu hết mọi mặt đã rồi hãy đưa ra ý kiến của mình, nếu vị phụ huynh trong bài viết biết tôn trọng cô giáo và tôn trọng chính bản thân mình thì đã không làm xấu hình ảnh các cô như vậy. Và bà Hiệu trưởng trường xin hỏi bà mở trường này do yêu nghề, yêu trẻ hay cũng chỉ vì những đồng tiền lợi nhuận mang lại từ ngôi trường này? Vậy thì tại sao bà lại nghiêm khắc với giáo viên khi phụ huynh thực sự quan tâm đến giáo viên, thiết nghĩ bà nên vui mừng vì có những giáo viên được phụ huynh qúy trọng và quan tâm đến vậy. Còn về phía giáo viên nếu là tình cảm thực sự chia xẻ với HT những ngày lễ tết là chuyện nên làm, nhưng vì lý do nào đó để lợi dụng biếu xén thì cũng nên xem lại mình. Tôi nghĩ diễn đàn này nên dừng lại ở đây và mỗi con người hãy nhìn lại lương tâm của chính mình.


guest
Một sự so sánh khập khiễng.
Ngày gửi: 11/5/2008 11:49:33 PM


Tôi cũng là một giáo viên Mầm Non(GVMN). Và tôi hiểu những khó khăn từ chính công việc của mình đã và đang làm. Tôi xin phản đối việc Bà Hiệu Trường Tư Thục( Quận Đống Đa- Hà Nội) so sánh công việc của một giáo viên MN với công việc của một nhân viên hành chính sự nghiệp (NVHCSN). Công việc của NVHCSN thật là khổ thời gian làm việc của họ nhiều hơn chúng tôi. Áp lực công việc của họ lớn chúng tôi. Khối lượng công việc của họ quá tải. Chế độ lương thưởng của họ quá ít....... Rất nhiều thứ họ không bằng chúng tôi. Nhưng nếu cho tôi được đổi công việc với họ thì tôi săn sàng.


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Thực hiện phương hướng nhiệm vụ GDMN năm học 2008-2009 (1/10)
 Ðiều kiện thành lập trường mầm non tư thục (30/9)
 Mầm non An Giang, từng bước công nghệ hóa giáo dục. (29/9)
 Sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong trường mầm non: Không để trẻ thiệt thòi ! (26/9)
 Trường mầm non ngưng dùng sản phẩm chế biến từ sữa (26/9)
 Giáo dục mầm non tư thục khu vực ngoại thành: Mạnh ai nấy làm! (25/9)
 Thông báo : vệ sinh an toàn thực phẩm của mặt hàng sữa (25/9)
 24,2% giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn (24/9)
 Trường Mầm non Hướng Dương tỉnh An Giang. (24/9)
 Tại các trường mầm non công lập: Hai vấn đề giải quyết tình trạng quá tải (23/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: [email protected]
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i